Cục Thú y xác nhận bệnh dịch tả lợn châu Phi tại Hưng Yên, Thái Bình

19/02/2019 17:42 GMT+7

Chiều nay, 19.2, tại Hà Nội, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) xác nhận đã phát hiện các ổ dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam.

Cuộc họp thông tin về tình hình dịch bệnh trên gia súc, trong đó có dịch tả lợn châu Phi, do ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y, chủ trì diễn ra tại trụ sở Cục này tại Hà Nội.
Ông Phạm Văn Đông xác nhận cơ quan thú y đã phát hiện các ổ dịch tả lợn châu Phi tại Thái Bình và Hưng Yên. Cụ thể, tại Thái Bình, ổ dịch được phát hiện tại một hộ chăn nuôi tại xã Đông Hồ, huyện Hưng Hà. Còn tại Hưng Yên, ổ dịch được phát hiện tại hộ nhà ông Dương Văn Vũ (xã Trung Nghĩa, thành phố Hưng Yên) và tại hộ gia đình ông Lê Xuân Tình, xã Yên Hoà, huyện Yên Mỹ.
Đối với các địa phương phát hiện dịch tả lợn châu Chi, Cục Thú y và chính quyền các địa phương tổ chức các biện pháp chống dịch, tiêu huỷ toàn bộ lợn bệnh, tổng vệ sinh khử trùng môi trường,
"Khi phát hiện lợn ốm chết, cần báo cho chính quyền, thú y cơ sở để kịp thời xử lý ổ dịch, không để lây lan diện rộng", ông Đông nói.
Cũng theo Cục trưởng Cục Thú y, bệnh dịch tả lợn châu Phi không lây nhiễm và gây bệnh ở người. Người dân và người tiêu dùng không nên hoang mang, tẩy chay các sản phẩm thịt lợn. Trong đó, người chăn nuôi lợn cần áp dụng ngay các biện pháp an toàn sinh học, sử dụng vôi bột rắc khử trùng xung quanh khu vực chăn nuôi.
Về nguyên nhân của bệnh dịch ghi nhận tại Hưng Yên và Thái Bình, ông Phạm Văn Đông cho rằng, nguyên nhân là chim di cư mang theo nguồn bệnh, buôn bán và vận chuyển lợn từ các quốc gia đang có dịch. Nhiều người dân vì lợi ích trước mắt, vì giá lợn hơi các tháng cuối năm cao nên không quan ngại dịch bệnh, vẫn buôn bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ lợn chết, lợn bệnh, lợn không rõ nguồn gốc làm cho dịch bệnh lây lan, khó kiểm soát.

Bên cạnh đó, chăn nuôi tại Việt Nam hiện tại phần lớn hiện nay vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ, mật độ chăn nuôi cao, khó hoặc không thực hiện đầy đủ, thường xuyên các biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Thời tiết biết đổi bất lợn, trời rét và mưa nhiều cũng là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, lây lan và hiện chưa có vắc xin và thuốc điều trị được bệnh dịch bệnh tả lợn châu Phi.

Theo thông tin từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE), tính từ năm 2017 đến 18.2, đã ghi nhận có 20 quốc gia báo cáo bệnh dịch tả lợn châu Phi với tổng cộng đã có hơn 1,08 triệu con lợn buộc phải tiêu hủy.
Còn tại Trung Quốc, theo thông tin từ OIE và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) từ 3.8.2018 đến 18.2, Trung Quốc thông báo tổng cộng có 105 ổ dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại 25 tỉnh, trong đó có nhiều ổ dịch xảy ra tại tỉnh Vân Nam và Quảng Đông tiếp giáp với biên giới với Việt Nam. Cũng theo thống kê của cơ quan thú y Trung Quốc, ở các tỉnh ghi nhận dịch bệnh đã có hơn 950.000 nghìn con lợn các loại buộc phải tiêu hủy.
Gần đây nhất, ngày 17.1, một con lợn chết được tìm thấy trên đảo Mẫu Đơn Giang - là một hòn đảo hoang không có người ở tại Liên Giang, Đài Loan, cho kết quả dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi.  Qua lấy mẫu phân tích, kết quả giải trình tự gien của vi rút này tương đồng 100% với vi rút dịch tả lợn châu Phi tại Trung Quốc.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.