Cưỡng chế công trình không phép lấn chiếm sông Tắc ở TP.HCM

08/11/2019 05:04 GMT+7

Cơ quan chức năng Q.9 (TP.HCM) thi hành quyết định cưỡng chế 1 công trình không phép xây dựng trên phần đất lấn sông Tắc (KP.Tam Đa, P.Trường Thạnh).

Sáng 7.11, UBND Q.9 phối hợp Công an Q.9, UBND P.Trường Thạnh và nhiều cơ quan liên quan thi hành quyết định cưỡng chế đối với công trình của ông Võ Văn Hạnh (ngụ số 697 Đỗ Xuân Hợp, KP.6, P.Phước Long B, Q.9) xây dựng trên phần đất lấn sông Tắc (KP.Tam Đa, P.Trường Thạnh).
Theo UBND Q.9, ông Hạnh được xác định có 3 hành vi vi phạm gồm: lấn chiếm đất sông (đất phi nông nghiệp, không phải đất ở); làm hàng rào gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác; xây dựng công trình không có giấy phép.

Cưỡng chế tháo dỡ công trình xây dựng sai phép, không phép ở TP.HCM

UBND Q.9 đã phát hiện và ban hành hai quyết định xử phạt hành chính đối với ông Hạnh về các hành vi sai phạm nói trên, buộc ông Hạnh tự nguyện khắc phục sai phạm, trả lại hiện trạng đất ban đầu. Do ông Hạnh không tự nguyện khắc phục, ngày 21.11.2018 và 29.8.2019, UBND Q.9 đã ban hành hai quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với ông Hạnh về các hành vi sai phạm.

Lấn chiếm hàng ngàn mét vuông đất sông ngay vùng ven Sài Gòn

Cũng theo UBND Q.9, ông Hạnh đã lấn chiếm 3.365,8 m2 diện tích đất biền rạch dọc bờ sông Tắc; làm hàng rào gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác. Trên phần đất lấn chiếm, ông Hạnh xây dựng công trình không giấy phép có diện tích 73,44 m2, kết cấu cột sắt, kèo sắt, mái tôn, tường gạch.
Tháng 8.2018, Báo Thanh Niên có bài Giang hồ ngang nhiên chiếm đất rồi đòi... chia phần!, sau đó UBND Q.9 rà soát và phát hiện một số nơi có thực trạng này. Ngày 28.6.2019, UBND Q.9 phối hợp với UBND P.Phước Long B, Công an Q.9 thực hiện quyết định cưỡng chế 7 công trình xây dựng nhà ở trên đường Võ Chí Công (P.Phước Long B).
Ông Hoàng Minh Tuấn Anh, Phó chủ tịch UBND Q.9, cho biết thời gian tới cơ quan này sẽ kiên quyết xử lý những công trình xây dựng không phép, sai phép trên địa bàn; đặc biệt với những trường hợp lấn chiếm đất biền rạch, đất công để xây dựng trái phép và mua bán.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.