Xe

Đánh chết ‘cẩu tặc’, coi chừng đi tù

06/04/2016 15:41 GMT+7

Liên tiếp xảy ra các vụ “cẩu tặc” bị đánh hội đồng đến chết hay đánh bầm dập tài xế vượt đèn đỏ, gây tai nạn chết người…

Liên tiếp xảy ra các vụ “cẩu tặc” bị đánh hội đồng đến chết hay đánh bầm dập tài xế vượt đèn đỏ, gây tai nạn chết người…

Không ít vụ vì bức xúc trước hành vi trộm chó, nhiều người dân đã đánhchết kẻ trộmKhông ít vụ vì bức xúc trước hành vi trộm chó, nhiều người dân đã đánhchết kẻ trộm
Việc người dân tức giận khi bắt được người trộm chó, rồi đánh là điều rất dễ hiểu, thậm chí còn được nhiều người ủng hộ vì nạn “cẩu tặc” hiện nay quá nhiều. Nhưng dù đánh tài xế gây tai nạn hay “cẩu tặc” thì đều là hành vi vi phạm pháp luật và không loại trừ việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu việc đánh người gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Xử lý tội “trộm chó” quá nhẹ
Ông Nguyễn Việt Khoa (giảng viên khoa Luật trường ĐH Kinh tế TP.HCM, luật gia thuộc Hội Luật gia TP.HCM) nhận định, việc đánh hội đồng “cẩu tặc” hay tài xế gây tai nạn đến chết không hề có sự bàn bạc, chuẩn bị trước; người dân không có ý thức sẽ phạm tội; xuất phát từ sự bức xúc nhưng hành vi của người dân là vi phạm pháp luật, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, nếu gây hậu quả chết người thì bị truy cứu tội “giết người” theo Điều 93 Bộ luật Hình sự (BLHS), mức hình phạt cao nhất là tử hình. Nếu gây thương tích cho đối tượng từ 11% trở lên thì phạm tội “cố ý gây thương tích” theo điều 104 BLHS, mức hình phạt cao nhất là tù chung thân.
Cũng từng có trường hợp người dân bức xúc dẫn đến hành vi đốt xe máy của đối tượng trộm chó sau khi đánh thì sẽ bị truy cứu tội hủy hoại tài sản theo Điều 143 BLHS. Tuy nhiên, phải xem xét giá trị tài sản bị hủy hoại để có các mức hình phạt tương ứng với tội danh này.
Ngoài ra, ông Khoa cho rằng, quan trọng nhất Cơ quan điều tra phải tìm ra nguyên nhân người đánh dẫn đến chết người, vai trò của đồng phạm. Đặc biệt phải giám định pháp y, lời khai của người làm chứng để xử lý đúng người, đúng tội nhưng cũng không được làm oan người vô tội.
Trong những vụ việc, như đánh chết “cẩu tặc” thì tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo là nạn nhân cũng có một phần lỗi. Nhưng quan trọng là Luật Hình sự quy định quá cứng nhắc về tội trộm khi định lượng giá trị tội trộm cắp tài sản quá cao (con chó bị trộm phải có giá trị 2 triệu đồng mới xử lý hình sự trong khi con chó giá trị chỉ dưới 1 triệu đồng là nhiều). Từ đó, những kẻ trộm bị bắt lần đầu với “tài sản” có giá trị dưới 2 triệu đồng, không gây hậu quả nghiêm trọng thì thoát được trách nhiệm hình sự. Trên thực tế, phần lớn những kẻ trộm chó nếu bị bắt cũng chỉ bị phạt hành chính nên chưa có tác dụng răn đe, phòng ngừa đối với những kẻ trộm chó có tính chất chuyên nghiệp.
Đây cũng là nguyên nhân không thể xử lý được tội trộm chó dẫn đến việc những người bị mất trộm có những hành vi vượt quá mức độ cho phép dẫn đến vi phạm pháp luật.
Nên có án lệ
Ông Khoa phân tích, nếu phát hiện người thực hiện hành vi trộm cắp thì người dân có quyền bắt người trộm, sau đó thông báo cho cơ quan công an. Mọi hành vi đánh đập, bức hại gây thương tích cho người có hành vị trộm cắp đều bị ngăn cấm.
Ông Khoa nói thêm, về mặt tình cảm, người dân rất tiếc thương vật nuôi khi chúng bị trộm, vì vật nuôi có tình cảm với chủ. Khi vật nuôi bị mất hoặc bị giết thì người nuôi vô cùng thương xót nên họ phẫn nộ là điều rất dễ hiểu. Và đó cũng là nguyên nhân để họ đánh đập, đốt xe, có khi gây chết người đối với “cẩu tặc”.
Tính mạng sức khỏe con người quan trọng, kể cả người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Nếu đối tượng vi phạm pháp luật thì phải có pháp luật xử lý chứ người dân không có quyền tự xử lý người trộm chó.
“Không thể dùng cái sai để giải quyết cho cái sai. Luật Hình sự Việt Nam cần phải thay đổi quy định về tội trộm. Đặc biệt, cần nhanh chóng sử dụng án lệ của các tòa án xử lý về hành vi trộm chó để vừa có thể răn đe, vừa giáo dục”, ông Khoa nhấn mạnh.
LS Nguyễn Văn Quynh (thuộc Đoàn LS TP.Hà Nội) cũng nêu ý kiến, quyền nhân thân của con người là bất khả xâm phạm. Ai xâm phạm đến danh dự, sức khỏe tính mạng người khác đều là hành vi trái pháp luật, nên việc đánh tài xế gây tai nạn hay đánh chết người trộm chó là vi phạm pháp luật.
Hiện nay, sự giận dữ của đám đông phát triển không ngừng bởi họ khó có thể kiềm chế cảm xúc. Khi phát hiện trộm chó, hàng chục người vây quanh đối tượng, họ phẫn nộ, thiếu sự kiềm chế, và họ đánh hội đồng… Họ nghĩ rằng mình đang chống lại cái xấu là nạn trộm chó nhưng vô tình vi phạm pháp luật.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.