Điều chỉnh giấy phép xây dựng ở thành phố Thủ Đức thế nào?

13/01/2021 17:59 GMT+7

Hướng dẫn về việc giải quyết hồ sơ điều chỉnh, chỉnh lý giấy phép xây dựng cho người dân và tổ chức các phường thuộc diện sáp nhập và thành lập thành phố Thủ Đức thế nào?

Ngày 13.1, Sở Xây dựng TP.HCM cho biết đã có hướng dẫn việc điều chỉnh, chỉnh lý biến động trên giấy phép xây dựng công trình, nhà ở của tổ chức, cá nhân tại các phường liên quan đến việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã và 3 quận (2, 9 và Thủ Đức) để thành lập thành phố Thủ Đức.

Thành phố Thủ Đức: Diện tích, dân số và những điều cần biết

Theo Nghị quyết số 1111/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngoài 3 quận được sáp nhập để thành lập thành phố Thủ Đức thì còn có các phường thuộc diện sáp nhập, bao gồm: Q.3 sáp nhập toàn bộ P.6, P.7 và P.8 thành P.Võ Thị Sáu; Q.4 sáp nhập P.5 và P.2, sáp nhập P.12 vào P.13; Q.5 sáp nhập P.15 vào P.12; Q.10 sáp nhập P.3 vào P.2; Q.Phú Nhuận sáp nhập P.12 vào P.11, sáp nhập P.14 vào P.13.
Để thuận tiện cho người dân và các tổ chức, Sở Xây dựng hướng dẫn các cơ quan cấp giấy phép xây dựng thực hiện điều chỉnh, chỉnh lý biến động trên giấy phép xây dựng công trình, nhà ở theo các trường hợp cụ thể.
Đối với hồ sơ chưa có giấy phép xây dựng, khi cấp giấy phép xây dựng thì cơ quan thẩm quyền ghi tên địa chỉ xây dựng công trình và địa chỉ tổ chức, cá nhân theo đơn vị hành chính mới, có ghi chú nội dung: “được sắp xếp từ (đơn vị hành chính cũ) theo Nghị quyết số 1111/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội”.

Người dân thành phố Thủ Đức được đổi giấy tờ miễn phí

Thành phố Thủ Đức được kỳ vọng trở thành cực tăng trưởng mới của TP.HCM trong tương lai

Ảnh: Ngọc Dương

Đối với giấy phép xây dựng đã cấp thì chia thành 2 tình huống. Thứ nhất, nếu tổ chức, cá nhân có nhu cầu điều chỉnh, chỉnh lý biến động giấy phép xây dựng đã cấp, thì cơ quan thẩm quyền ban hành phụ lục điều chỉnh, chỉnh lý biến động đính kèm giấy phép xây dựng với nội dung: “Xác nhận điều chỉnh, chỉnh lý biến động địa chỉ xây dụng công trình và địa chỉ tổ chức, cá nhân theo đơn vị hành chính mới (được sắp xếp từ đơn vị hành chính cũ) theo Nghị quyết số 1111/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội”. Kể từ khi tiếp nhận yêu cầu, cơ quan chức năng phải cấp cho tổ chức, cá nhân trong thời hạn không quá 24 giờ.
Trường hợp tổ chức, cá nhân không có nhu cầu điều chỉnh, chỉnh lý thì các cơ quan chức năng giải quyết các thủ tục hành chính tiếp theo có trách nhiệm cập nhật đơn vị hành mới theo Nghị quyết số 1111/2020 để giải quyết thủ tục theo chức năng, nhiệm vụ của mình mà không phải yêu cầu điều chỉnh, chỉnh lý biến động tại giấy phép xây dựng.
Trước đó, UBND TP.HCM yêu cầu các cơ quan chức năng không thu lệ phí điều chỉnh giấy tờ đối với người dân các phường thuộc diện sáp nhập và thành phố Thủ Đức.

Chủ tịch 41 tuổi của UBND thành phố Thủ Đức là ai?

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.