Đô thị trên đường phát triển
Ông Trần Thanh Lâm, Chánh văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang cho biết toàn tỉnh hiện có 15 đô thị được phân loại gồm TP.Vị Thanh (trung tâm tỉnh lỵ, đô thị loại 3), TX.Ngã Bảy (đô thị loại 3), TX.Long Mỹ (đô thị loại 4) và 12 thị trấn là đô thị loại 5. Đến năm 2020, TP.Vị Thanh sẽ là đô thị loại 2, TX.Ngã Bảy lên thành phố (đô thị loại 3), TX.Long Mỹ lên đô thị loại 3... Từ nay đến năm 2020, Hậu Giang sẽ có nhiều khu vực phát triển đô thị mới gồm Vĩnh Thuận Tây (H.Vị Thủy), Tân Long (H.Phụng Hiệp), Xà Phiên, Lương Nghĩa (thuộc H.Long Mỹ).
tin liên quan
Chăm lo nhà ở cho hộ có công với cách mạngHậu Giang có hơn 34.000 người có công với cách mạng, trong đó 9.500 người đang được hưởng trợ cấp hằng tháng. Lãnh đạo tỉnh đã và đang triển khai chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công trên địa bàn.
Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, tỉnh xác định TP.Vị Thanh là đô thị hạt nhân, cực phát triển phía tây của Hậu Giang. TX.Ngã Bảy là đô thị trung tâm của vùng kinh tế ven sông Hậu, cực phát triển phía đông của tỉnh. TX.Long Mỹ là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật phía nam của vùng kinh tế trung tâm. Thị trấn Nàng Mau là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của H.Vị Thủy. Đô thị mới Vĩnh Viễn là thị trấn huyện lỵ Long Mỹ. Thị trấn Cây Dương là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của H.Phụng Hiệp. Đô thị mới Cái Sơn hình thành gắn với Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng.
Thị trấn Ngã Sáu là trung tâm chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, thương mại, dịch vụ của H.Châu Thành. Thị trấn Một Ngàn (H.Châu Thành A) là trung tâm huyện lỵ kết hợp với đô thị Rạch Gòi giữ chức năng trung tâm của vùng phát triển đô thị công nghiệp. “Đến năm 2025 Hậu Giang có 1 thành phố đô thị loại 2, 1 thành phố và 1 thị xã đô thị loại 3, 3 đô thị loại 4, 13 đô thị loại 5. Đến năm 2030 toàn tỉnh có 1 thành phố đô thị loại 2, 1 thành phố và thị xã đô thị loại 3, 7 đô thị loại 4, 9 thị trấn là đô thị loại 5”, ông Tuấn thông tin.
Những dự án đầu tư
Ông Đồng Văn Thanh, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hậu Giang cho hay giai đoạn 2016 - 2030 nhiều dự án sẽ triển khai để kết nối và phát triển đô thị trên địa bàn Hậu Giang. Những dự án đầu tư của T.Ư trên vùng ĐBSCL đi qua tỉnh Hậu Giang gồm có đường cao tốc Châu Đốc - Sóc Trăng đi qua tỉnh Hậu Giang (2 huyện Châu Thành, Châu Thành A) dài 21,5 km. Đường cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu xuyên qua xã Lương Nghĩa (H.Long Mỹ) dài 5,6 km. Dự án nâng cấp quốc lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp đoạn qua tỉnh Hậu Giang (TX.Ngã Bảy, H.Phụng Hiệp) dài 17,3 km. Ngoài ra còn có các dự án nâng cấp QL1 (giáp ranh TP.Cần Thơ đến TX.Ngã Bảy), QL61, quốc lộ Nam Sông Hậu, QL61C, QL61B…
Theo ông Lữ Văn Hùng, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn có 391 dự án cấp tỉnh được triển khai với tổng kinh phí nhiều nguồn lên hơn 7.292 tỉ đồng. Các dự án này cùng dự án T.Ư, dự án cấp huyện được đầu tư đồng bộ sẽ mang lại bộ mặt mới cho đô thị tỉnh Hậu Giang. UBND tỉnh Hậu Giang ban hành chương trình phát triển đô thị lần này nhằm cụ thể hóa hệ thống mục tiêu, nhiệm vụ của chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên địa bàn tỉnh Hậu Giang; đặt hệ thống đô thị Hậu Giang trong bối cảnh phát triển đô thị vùng ĐBSCL và đô thị quốc gia; xây dựng tầm nhìn, mục tiêu chiến lược, tích hợp đa ngành đảm bảo phát triển toàn diện, cân bằng. Hậu Giang xây dựng, phát triển hài hòa giữa đô thị và nông thôn, con người và thiên nhiên, bảo vệ tốt môi trường, giữ gìn cân bằng sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, lịch sử; từng bước xây dựng hệ thống đô thị, từng đô thị trên địa bàn tỉnh Hậu Giang hiện đại, bảo tồn và phát huy truyền thống, mang đặc trưng văn hóa vùng sông nước Hậu Giang...
Bình luận (0)