Khi nào sử dụng bệnh viện dã chiến?

07/02/2020 07:30 GMT+7

Nếu các cơ sở y tế vượt quá công suất, sẽ cho thành lập các BVDC ngay tại địa phương.

Trong khi nhiều địa phương triển khai BVDC, PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý KCB (Bộ Y tế), cho biết bệnh viện tuyến T.Ư không xây dựng BVDC mà sẽ tăng quy mô giường bệnh tại chỗ, thành lập các đội phản ứng nhanh hỗ trợ các tuyến.
Hiện tại, Bệnh viện (BV) tuyến T.Ư đã có hơn 3.000 giường bệnh tiếp nhận riêng bệnh nhân (BN) trong vụ dịch; nếu nhiều hơn sẽ huy động thêm 500 giường bệnh của trung tâm mới xây dựng tại BV Bạch Mai. Tại đây đã sẵn sàng thiết bị và nhân lực.

TP.HCM sẽ triển khai bệnh viện dã chiến nếu virus corona lan rộng

Hải Phòng có kịch bản đón 1.500 người cách ly

Bà Phạm Thu Xanh, Giám đốc Sở Y tế TP.Hải Phòng, cho biết nếu dịch bệnh bùng phát ở Hải Phòng, địa phương này đã có đầy đủ sự chuẩn bị. “Nếu dưới 300 BN thì việc điều trị được diễn ra tại BV Hữu nghị Việt Tiệp cơ sở 1 (Q.Lê Chân). Từ 300 đến 500 BN thì trưng dụng cơ sở 2 ở H.An Dương. Nếu trên 500 BN thì sẽ sử dụng BV Y học cổ truyền nằm cạnh cơ sở 2 của BV Hữu nghị Việt Tiệp. Đến khi có trên 1.500 BN thì sẽ hình thành BVDC tại BV đa khoa Q.Kiến An. Đây vốn đã được Hải Phòng thiết lập thành BVDC trong các tình huống khẩn cấp”.  
Lê Tân
Theo kịch bản ứng phó của Bộ Y tế, tình huống 4 là tình huống dịch lây lan khi trong nước ghi nhận trên 1.000 ca bệnh. Nếu các cơ sở y tế vượt quá công suất, sẽ cho thành lập các BVDC ngay tại địa phương. GS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, khẳng định khi xây dựng tình huống BVDC hoặc tăng giường bệnh, phương án huy động nhân lực đã được tính đến. Tại BV Nhi T.Ư, 2.000 y, bác sĩ, nhân viên y tế đã được tập huấn về cách ly, tiếp nhận điều trị người nghi ngờ và nhiễm nCoV.

Tiến sĩ tự sản xuất nước rửa tay miễn phí cho dân chống virus corona

Giám đốc BV Nhi T.Ư Lê Thanh Hải cho hay: “Chúng tôi đã chuẩn bị phương án mở rộng khả năng thu dung người bệnh tại khu cách ly; huy động nguồn lực, nhân lực để kịp thời ứng phó khi dịch bệnh do nCoV lan rộng. Các phương án, bao gồm: trường hợp người bệnh bị nhiễm cần chuyển đến BV Bệnh nhiệt đới T.Ư (cơ sở Kim Chung, Hà Nội); người bệnh nặng cần điều trị tại BV Nhi T.Ư, và cũng lên phương án tiếp nhận người bệnh nhiễm nCoV khi BV khác hết giường.
Trung tâm bệnh nhiệt đới của BV Nhi T.Ư là nơi trực tiếp tiếp nhận ca bệnh nhi (nếu có). Tại đây hiện có 150 giường bệnh, có thể nâng lên 200 giường trong tình huống cần; nhân lực hiện có 20 bác sĩ, 75 điều dưỡng; khi dịch bệnh tăng cao, BV sẽ điều động thêm 20 bác sĩ từ các khoa: hồi sức, cấp cứu, hô hấp, khám bệnh; thêm 55 điều dưỡng từ các khoa khác về tăng cường. Trong sáng 6.2, các chuyên gia đầu ngành nhi khoa về kiểm soát nhiễm khuẩn, các bệnh truyền nhiễm đã tập huấn trực tuyến cho trên 10.000 cán bộ y tế, học viên tại gần 300 điểm cầu, gồm các BV trong hệ thống chỉ đạo tuyến nhi khoa.
Tại BV Bạch Mai, theo Phó giám đốc BV Dương Đức Hùng, toàn bộ nhân viên y tế của BV này đã được tập huấn về cách phòng, cách ly và kiểm soát lây nhiễm dịch bệnh. “Mỗi bác sĩ, y tá của BV phải sẵn sàng tình huống không chỉ thực hiện tốt việc KCB cho người dân mà còn sẵn sàng trong việc phòng chống dịch nCoV, đảm bảo nguồn nhân lực cho BV và tình huống ngoại viện”, ông Hùng cho biết. Các BV cũng khẳng định các bác sĩ nội trú rất giỏi, thuần thục trong KCB sẽ được huy động tham gia chống dịch khi cần thiết.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.