Không được phép chủ quan, dù đã tiêm vắc xin

07/05/2021 05:15 GMT+7

Những ngày qua, các tỉnh thành trên cả nước tăng tốc tiêm vắc xin Covid-19 cho tuyến đầu chống dịch. Đó là tín hiệu vui, đáng mừng của Việt Nam trong trận chiến chống giặc Covid -19.

Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã tiếp cận được tổng cộng hơn 928.000 liều vắc xin Covid-19 (vắc xin AstraZeneca). Trong tháng 5.2021, tất cả lượng vắc xin này cũng sẽ được tiêm hết cho tuyến đầu chống dịch. Dù vậy, với hơn 96 triệu dân, Việt Nam tiêm được cho chưa tới 1% dân số.
Nếu như một số người nước ngoài, và cả người Việt, cho rằng đã tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin là qua nước khác hoặc di chuyển trong cộng đồng nơi mình sống một cách tự do, thì đó là sai lầm.

Chiều 6.5: Thêm 60 ca Covid-19, với 56 ca lây nhiễm cộng đồng rất phức tạp

Người đã được tiêm vắc xin Covid-19 thì hiệu quả bảo vệ đạt trên 80%, và về lý thuyết họ vẫn có thể nhiễm bệnh nhưng ở mức độ nhẹ, phát tán vi rút ở mức hạn chế. Nên ở một cộng đồng được tiêm vắc xin còn khiêm tốn như Việt Nam hiện nay thì người đã được tiêm vắc xin càng không thể chủ quan.
Theo các chuyên gia dịch tễ học, ít nhất phải từ 70% dân số của một nước được tiêm vắc xin Covid-19 thì mới tính đến chuyện “visa vắc xin”; nếu không, vẫn phải cách ly theo đúng quy định nếu xuất nhập cảnh.
Khi độ bao phủ vắc xin trong nước còn hạn chế như hiện nay, người tiêm hay không tiêm vắc xin vẫn phải thực hiện thông điệp “5K” (khẩu trang - khử khuẩn - khoảng cách - không tập trung - khai báo y tế) của Bộ Y tế. Đây là những biện pháp ứng phó hiệu quả nhất với tình hình dịch Covid-19 hiện nay.
Về mặt pháp luật, người không đeo khẩu trang nơi công cộng có thể bị phạt. Còn về ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, người đã được ưu tiên tiêm vắc xin lại càng phải nêu cao trách nhiệm trong bối cảnh hiện nay, càng phải thực hiện tốt “5K”.

2 bệnh nhân Covid-19 là người ở chung nhà tại Đà Nẵng đã đến những đâu?

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.