Chiến thắng thiết bị hiện đại
Phòng truyền thống Trường trung cấp 24 Biên phòng (Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng) đang lưu giữ tiêu bản đặc biệt 2 chú chó Poma và Altop, từng lập công lớn trong tham gia tìm kiếm cứu nạn. Từ năm 2007 - 2012, Poma tìm kiếm thành công 28 người, còn thành tích của Altop là 14 người. Khi hai chú chó này qua đời, nhà trường giữ nguyên tiêu bản bộ da lông, phục chế và trưng bày tại phòng truyền thống.
tin liên quan
Ký sự Người nuôi chó - Kỳ 33: Khi các chiến binh mong muốn hòa bìnhGiữa mỏ đá ngổn ngang, cặp chó Poma và Altop dưới sự chỉ huy của huấn luyện viên kiên nhẫn rà soát tìm kiếm và nhanh chóng phát hiện 13 vị trí có hơi người. Lực lượng chức năng cho máy móc san ủi, đào bới và tìm thấy được 11 thi thể, trong đó có thi thể nằm sâu 13,7 m dưới đống đất đá. “Tôi nhớ, khi họp, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải (hiện là Bí thư Thành ủy Hà Nội) yêu cầu phải múc toàn bộ đá sạt lở để tìm người, dù ước chừng khối lượng công việc cần làm khoảng 3 tháng liên tục, chi phí tiêu tốn khoảng 30 tỉ đồng. Nhưng khi sử dụng chó tìm kiếm cứu nạn chỉ mất hơn 10 ngày và tốn khoảng 2 tỉ đồng cho chi phí vận hành máy móc thiết bị hỗ trợ”, đại úy Hà kể.
|
Săn tìm và khổ luyện
Việc tuyển chọn chó để đưa vào huấn luyện tìm kiếm cứu nạn vô cùng khắt khe. Đại tá Nguyễn Xuân Phương, Phó hiệu trưởng Trường trung cấp 24 Biên phòng, cho biết chó được chọn trong đàn bố mẹ giống nhập khẩu từ Anh, Đức và Bỉ nhưng đã qua thời gian thuần dưỡng, thích nghi với khí hậu thay đổi theo mùa của Việt Nam. Chọn chó tìm kiếm cứu nạn, khứu giác là yếu tố then chốt. Chó con sinh sau 3 tháng tuổi, các chuyên gia chọn con có khứu giác tốt bằng cách quan sát tỉ mỉ chó trườn bò, dùng mũi hít ngửi đồ vật. Trong số hàng trăm con chó ra đời mỗi năm, tỷ lệ chọn đưa vào huấn luyện chỉ có 10 - 20%. Sau đó, chó tiếp tục trải qua quy trình đánh giá chỉ số thần kinh và chỉ giữ lại những con có thần kinh ở mức “cân bằng và linh hoạt”, đưa vào huấn luyện các kỹ năng. Sau khoảng 2 năm sàng lọc, số chó tinh nhuệ chỉ còn đếm trên đầu ngón tay.
tin liên quan
Trang trại chó trên đảo Phú QuốcTheo đại úy Hà, mỗi con chó đều có đặc tính riêng, quy trình huấn luyện bắt buộc huấn luyện viên phải xác định được đồ vật chó yêu thích nhất làm vật chủ đưa các nguồn hơi nhận dạng trong suốt vòng đời huấn luyện.
Luyện và cho ra "lò" những chú chó tinh nhuệ nhất, cán bộ chiến sĩ đã không quản ngại dùng cơ thể mình cho các bài tập. Trong các bài tập thực địa sát hạch chó, cán bộ, chiến sĩ trực tiếp nằm sâu trong ngách hầm tối tăm, nóng bức, thậm chí phải đeo mặt nạ có ống thở nằm sâu dưới bùn đất. “Tùy thuộc vào yêu cầu độ nông sâu đặt nguồn hơi, cán bộ chiến sĩ phải nằm yên trên thao trường 3 - 4 giờ cho chó luyện tập”, đại úy Hà nói.
|
Chăm chó như... chăm trẻ
Gần 10 năm mở chuyên ngành huấn luyện chó tìm kiếm cứu nạn, sau cặp chó huyền thoại Poma và Altop đầu tiên, Trường trung cấp 24 Biên phòng đã sản sinh ra cặp chó tìm kiếm cứu nạn đặc biệt tinh nhuệ với tên gọi Pocka và Tosy. Gần đây nhất, cặp Pocka và Tosy lần lượt do trung úy Đoàn Văn Hoàn, trung úy Đặng Hùng Sơn chăm sóc, huấn luyện, đã góp công lớn tìm thấy thi thể vận động viên leo núi người Anh Aiden Webb gặp nạn giữa núi rừng Fansipan (huyện Sa Pa, Lào Cai) vào tháng 6.2016. Khi được tung vào rừng, nhờ nguồn hơi trên quần áo, giày của nạn nhân để lại ở khách sạn, Pocka và Tosy xác định thành công điểm cuối cùng của du khách trước khi mất tích. Một ngày sau, thi thể của Aiden Webb được phát hiện dưới thác nước gần tọa độ chó nghiệp vụ đánh dấu.
tin liên quan
Ký sự Người nuôi chó - Kỳ 34: Bàn về nội chiếnCòn với chó Tosy, trung úy Sơn cũng dành nhiều thời gian hơn 8 giờ làm việc mỗi ngày để gần gũi, chăm sóc.
Huấn luyện viên phải dành thời gian dắt chó đi dạo, chải lông cho chó, bởi đây là lúc dễ làm thân nhất. Khoảng thời gian này, huấn luyện viên phát hiện cá tính nổi trội của chó để luyện phản xạ hằng ngày. “Nghề của chúng tôi là sống, làm bạn với chó. Người hôi hám nhưng ai cũng yêu nghề, nỗ lực để chú chó của mình tìm được nạn nhân trong thiên tai, sự cố”, trung úy Sơn chia sẻ.
Nghiêm cấm bạo hành khi huấn luyện
Theo đại tá Nguyễn Xuân Phương, các huấn luyện viên bị nghiêm cấm sử dụng các hành vi thô bạo như đấm đá, dùng dây roi quất, vụt chó. Khi bị đối xử thô bạo, tâm lý, thần kinh của chó bị ức chế sẽ không bao giờ tuân thủ theo hiệu lệnh huấn luyện, làm hỏng các phản xạ hình thành trong huấn luyện.
|
Bình luận (0)