Xử lý người đứng đầu 4 ban quản lý rừng phòng hộ
UBND tỉnh Lâm Đồng, ngày 17.4 cho biết
ông Trần Văn Hiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đã ký văn bản yêu cầu tổ chức kiểm điểm nghiêm túc, có hình thức kỷ luật đối với người đứng đầu các cơ quan đơn vị, cá nhân có liên quan trong công tác quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) trên địa bàn.
Văn bản được gửi đến Sở NN-PTNT, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị quản lý rừng trên địa bàn.
Cây bị cắt khúc để thủ tiêu
|
Theo văn bản này, chủ tịch tỉnh Lâm Đồng yêu cầu chủ tịch UBND các huyện Đam Rông, Lâm Hà, Lạc Dương chỉ đạo
kiểm điểm nghiêm túc và có hình thức kỷ luật, trước mắt
tạm đình chỉ công tác để xem xét hình thức kỷ luật đối với 4 Trưởng ban các Ban quản lý rừng phòng hộ: Phi Liêng, Sêrêpốk (H.Đam Rông), Lâm Hà (H.Lâm Hà) và đầu nguồn Đa Nhim (H.Lạc Dương) do thiếu trách nhiệm để xảy ra vi phạm trong công tác QLBVR phức tạp trên lâm phần được giao quản lý năm 2020 và quý 1/2021.
Người đứng đầu 4 Ban quản lý rừng phòng hộ ở Lâm Đồng bị tạm đình chỉ công tác
|
Rừng thông bị lâm tặc triệt hạ
|
Ngoài ra, chủ tịch tỉnh Lâm Đồng cũng yêu cầu chủ tịch các huyện, thành phố chỉ đạo các Hạt kiểm lâm, công an các huyện, thành phố, các đơn vị chủ rừng trên địa bàn
rà soát hồ sơ vi phạm, khẩn trương điều tra, hoàn thiện hồ sơ để xử lý nghiêm, dứt điểm các vụ vi phạm quy định về QLBVR trên địa bàn. Tăng cường lực lượng để tuần tra, kiểm tra ngăn chặn, xử lý ngay các hành vi vi phạm về QLBVR trên lâm phần, địa bàn quản lý, kiên quyết không để tình hình vi phạm về QLBVR gia tăng, diễn biến phức tạp.
Phá rừng diễn biến phức tạp
Theo
Sở NN-PTNT Lâm Đồng, trong năm 2020, trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 680 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp (có 47 vụ nổi cộm), trong đó có 329 vụ chưa xác định được đối tượng vi phạm (chiếm 48%); diện tích bị thiệt hại do phá rừng hơn 45,5ha, lâm sản thiệt hại 2.475 m
3.
Phá rừng nhằm mục đích chiếm đất là một trong những nguyên nhân chính gây mất rừng ở Lâm Đồng
|
Trong khi đó, quý 1/2021, trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng xảy ra 152 vụ
vi phạm Luật Lâm nghiệp (có 9 vụ nổi cộm), trong đó có 77 vụ chưa xác định được đối tượng vi phạm; diện tích rừng bị thiệt hại hơn 10,5 ha và khối lượng lâm sản bị thiệt hại lên đến 1.008 m
3.
So với cùng kỳ của năm 2020, số vụ vi phạm tăng 16 vụ, diện tích thiệt hại do phá rừng tăng 3,13 ha và khối lượng lâm sản bị thiệt hại tăng gần 553 m3.
Ken quanh gốc để giết thông từ từ là thủ đoạn lâm tặc thường sử dụng
|
Riêng 4 Ban quản lý rừng phòng hộ nói trên, trong năm 2020 và quý 1/2021 để xảy ra 205 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp (trong đó có 29 vụ nổi cộm), gây thiệt hại hơn 33 ha rừng,
lâm sản thiệt hại 1.524 m
3 và 415 m
3 bị tác động (ken quanh gốc nhưng cây chưa chết).
Bình luận (0)