Lấp sông Đồng Nai làm dự án

17/03/2015 05:00 GMT+7

Mới đây UBND tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định chấp thuận đầu tư dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai rộng hơn 84.000 m2 cho Công ty Toàn Thịnh Phát (thuộc tập đoàn Thành Thành Công) triển khai khu đô thị Pegasus Residence.

Mới đây UBND tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định chấp thuận đầu tư dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai rộng hơn 84.000 m2 cho Công ty Toàn Thịnh Phát (thuộc tập đoàn Thành Thành Công) triển khai khu đô thị Pegasus Residence.
 
Một đại công trường “lấp sông” đang được Công ty Toàn Thịnh Phát ngày đêm thực hiện - Ảnh: Đình SơnMột đại công trường “lấp sông” đang được Công ty Toàn Thịnh Phát ngày đêm thực hiện - Ảnh: Đình Sơn
Đáng nói là trong đó, thể hiện phần diện tích lấn sông lên tới hơn 77.200 m2, phần còn lại hơn 6.800 m2 là đất hiện hữu. Theo quy hoạch được duyệt, khu đô thị ven sông Pegasus Residence bao gồm khu cao ốc văn phòng kết hợp thương mại - dịch vụ, nhà ở riêng lẻ thấp tầng, chung cư cao cấp, khách sạn cao cấp 4 - 5 sao, trung tâm thương mại...
Cấp phép... lấp sông
Ngày 13.3, có mặt tại dự án chúng tôi đã chứng kiến cảnh máy xúc, máy ủi… đang hối hả san ủi đất đá được đưa từ dưới sà lan, tàu lên để lấp sông. Hàng trăm ngàn mét khối đất đá, cát san lấp đã được đổ xuống sông.
Tôi cứ tưởng tỉnh làm dự án cải tạo lại bờ kè chứ có biết đâu họ cho lấp sông như vậy. Tôi sống ở đây mà không hay biết gì cả. Nhà đầu tư và nhà nước không hỏi ý kiến người dân. Trong khi con sông Đồng Nai là con sông duy nhất chảy trong nội địa, là con sông rất đẹp hiền hòa. Nếu họ cho lấp sông để làm dự án thì bậy quá
Một cán bộ về hưu, 50 năm tuổi Đảng tại P.Quyết Thắng, TP.Biên Hòa
Theo ghi nhận, dự án này kéo dài hơn 1,3 km từ công viên Nguyễn Văn Trị (đối diện UBND tỉnh Đồng Nai) đến cầu Rạch Cát (P.Quyết Thắng). Có những nơi chúng tôi đo được khoảng cách từ mép nhà dân (đã bị cơi nới, lấn chiếm, xây dựng trên sông Đồng Nai) đến cột mốc mà chủ đầu tư cắm khoảng 70 bước chân, có nơi lên đến cả gần 100 bước chân. Như vậy chủ đầu tư đã đổ đất đá lấn chiếm sông Đồng Nai hơn 100 m.
Việc Công ty Toàn Thịnh Phát lấp sông Đồng Nai để làm khu đô thị kinh doanh, kiếm lời đã vấp phải sự phản đối và bất bình của người dân. Bà Thanh, nhà ở đường Tân Bình, P.Bửu Hòa, TP.Biên Hòa, đối diện dự án bức xúc phản ánh, nhà của bà và những người dân sống quanh đây đã mấy chục năm qua nhưng nay muốn nâng nền, nâng mái cũng không được mà chỉ cho sửa chữa lại. Trong khi chủ đầu tư lấp cả bờ sông hàng trăm mét thì được chính quyền cấp phép. "Dân thì cấm, doanh nghiệp thì cho, như vậy bất công quá”, bà Thanh ấm ức.
Cũng theo nhiều người dân sống hai bên bờ sông, theo quy hoạch lộ giới, hành lang bảo vệ sông Đồng Nai là 20 m. Từ mép sông trở vào 20 m người dân không được xây cất gì nhưng không hiểu sao UBND tỉnh lại cấp phép cho Công ty Toàn Thịnh Phát lấp cả sông để làm nhà bán. “Tôi cứ tưởng tỉnh làm dự án cải tạo lại bờ kè chứ có biết đâu họ cho lấp sông như vậy. Tôi sống ở đây mà không hay biết gì cả. Nhà đầu tư và nhà nước không hỏi ý kiến người dân. Trong khi con sông Đồng Nai là con sông duy nhất chảy trong nội địa, là con sông rất đẹp hiền hòa. Nếu họ cho lấp sông để làm dự án thì bậy quá. Hồi trước họ không cho dân xây nhà lấn trên sông vì sợ hạn chế dòng chảy nhưng nay cho Công ty Toàn Thịnh Phát làm dự án trên sông thì ngăn dòng chảy luôn”, một cán bộ về hưu, 50 năm tuổi Đảng tại P.Quyết Thắng, TP.Biên Hòa nói.
Các hộ dân sống dọc bờ sông Đồng Nai cũng cho hay mấy tháng nay dự án cho thi công san lấp suốt ngày đêm, tiếng ồn và khói bụi làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, đảo lộn sinh hoạt của người dân.
Ưu đãi vượt khung
Trong thông cáo báo chí Công ty Toàn Thịnh Phát công bố, dự án này triển khai trong 9 năm gồm 3 giai đoạn với tổng vốn đầu tư khoảng 2.200 tỉ đồng. Giai đoạn 1 từ năm 2013 - 2016, kinh phí 416 tỉ đồng để lập thủ tục đầu tư, xây dựng hạ tầng, cải tạo cảnh quan môi trường, làm hạ tầng… Giai đoạn 2 từ 2016 - 2019, kinh phí khoảng 800 tỉ đồng để phát triển khu thương mại, văn phòng, trung tâm mua sắm… Giai đoạn 3 đến năm 2022, kinh phí 800 tỉ đồng để làm cao ốc văn phòng, khách sạn, khu dân cư…
Đáng nói, trong tổng số vốn đầu tư dự án khoảng 2.200 tỉ đồng thì chủ đầu tư chỉ bỏ ra hơn 110 tỉ đồng để giải phóng mặt bằng, tái định cư cho một số hộ dân nhường đất cho việc xây dựng đường nội bộ kết nối dự án với đường Cách Mạng Tháng Tám hiện hữu. Một lãnh đạo doanh nghiệp này tiết lộ: “Công ty sẽ triển khai trước phân khu nhà phố thương mại để bán lấy tiền bù lại vốn đã bỏ ra làm hạ tầng, san lấp. Những phần còn lại như khách sạn, trung tâm thương mại, văn phòng… tùy theo nguồn mà chủ đầu tư sẽ kêu gọi các nhà đầu tư khác vào làm hoặc chủ đầu tư bỏ tiền ra làm”.
Một chuyên gia kinh tế phân tích, mặc dù UBND tỉnh Đồng Nai quy hoạch dự án chỉnh trang đô thị dọc sông Đồng Nai hơn 15 ha, bao gồm cả phần đất ven sông và đất nhà dân dọc đường Cách Mạng Tháng Tám, nhưng Công ty Toàn Thịnh Phát chỉ chọn phần “nạc” là phần đất trên sông chỉ cần đổ đất, cát san lấp là có thể khai thác mà không cần phải bỏ tiền ra giải phóng mặt bằng cho các hộ dân. “Nhà đầu tư bao giờ họ cũng chỉ tính đến lợi nhuận. Họ thấy phần nào dễ làm dễ ăn họ sẽ xin làm ngay, còn đối với những phần xương xẩu thì họ tránh xa. Đáng lẽ UBND tỉnh Đồng Nai phải buộc chủ đầu tư nếu muốn thực hiện dự án chỉnh trang phải làm toàn bộ khu đất chứ không thể san lấp đất trên sông rồi phân ra bán kiếm lời, để lại phần khó cho người dân, nhà nước”, vị này nói.
Anh Thọ, chủ quán Thủy Tùng 2 nằm trong dự án chỉnh trang dọc sông Đồng Nai, cho biết từ trước đến nay chưa nghe ai nói đến thông báo việc triển khai dự án, giờ thấy Công ty Toàn Thịnh Phát rào đường, “đùng đùng cho máy móc xuống làm rần rần, đổ đất đá lấn mất mặt tiền sông”, khiến những hộ dân sống dọc đường Cách Mạng Tháng Tám chỉ còn mặt tiền đường, bị mất mặt tiền sông. “Nếu dự án chỉnh trang toàn bộ khu vực đã được duyệt sao nhà nước không triển khai để dân biết. Nhà đầu tư lấy đất ngoài kia (ngoài sông Đồng Nai - PV) để khỏi đền bù cho mình nên không giải tỏa. Nếu lấy đất trong này làm dự án sẽ lỗ, tiền đâu mà làm. Nhưng nếu lấy đất ngoài sông chỉ cần đổ đất lên xây nhà bán, không tốn tiền đền bù, doanh nghiệp sẽ lời lớn vì họ đang rao bán nhà phố mỗi căn hơn 8 tỉ đồng”, anh Thọ nói.
Đặc biệt, dự án này UBND tỉnh Đồng Nai cũng ưu ái cho Công ty Toàn Thịnh Phát không cần phải dành 20% diện tích đất để làm nhà ở xã hội trong khi theo luật Nhà ở, tất cả các dự án phải dành 20% quỹ đất làm nhà ở xã hội.
Nguy cơ mất cù lao Phố
Nhiều người dân Đồng Nai lo lắng, nếu “bóp” lòng sông lại thì vài năm tới, nước sẽ ngập vào nhà. Sau vài chục năm sẽ xuất hiện dòng sông xoáy, có khả năng gây xói mòn “đạp” mất cầu Ghềnh và cù lao Phố. Trước đây, sông Đồng Nai đã xoáy mất một cù lao kéo dài từ cầu Ghềnh tới cầu Mới. Đáng lo ngại là bên phía Công ty Toàn Thịnh Phát lấp sông làm dự án là một túi nước. Giờ đây bị "bóp" lại thì tất yếu nước sẽ tràn sang bờ đối diện, gây nguy cơ sạt lở phía bờ đối diện dự án.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.