Thời điểm này, các tỉnh Tây Nguyên đang “gồng” mình chống dịch bạch hầu.
PV Thanh Niên đã theo chân đoàn y bác sĩ xã Đắk R’Măng (Đắk G’long) và Trung tâm y tế H.Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông đi tiêm phòng bạch hầu tại cụm 6, cụm 8 và cụm 12 xã Đắk R’Măng.
Cụm 12 nơi được xem là nơi xa nhất của tỉnh Đắk Nông tiếp giáp với tỉnh Lâm Đồng. Đặc biệt, tại cụm 12 đã có 3 ca mắc bệnh bạch hầu, và 1 ca tử vong.
|
Những bước chân âm thầm, lặng lẽ của cán bộ y tế đang ngày đêm băng rừng, leo đèo, vượt suối đến với các thôn làng tiêm vắc xin để đảm mọi người dân xã Đắk R'Măng có dịch được tiêm vắc xin bạch hầu.
Bác sĩ Huỳnh Thanh Huynh, Giám đốc Trung tâm y tế H.Đắk G’long (Đắk Nông), cho biết khi dịch bạch hầu bùng phát, lần 1 chỉ tiêm vắc xin cho người từ 7 – 40 tuổi, lần 2 tiêm tiếp cho người từ 4 – 7 tuổi (lồng ghép vào vắc xin chương trình tiêm chủng mở rộng) và tiêm cho đến hết tuổi, trừ những người chống chỉ định tiêm.
|
Chính vì vậy mà chiến dịch tiêm vắc xin phòng bạch hầu tại H.Đắk G’long kéo dài từ ngày 28.6 đến nay chưa thể kết thúc.
|
Trong khi chiến dịch tiêm đợt này chưa kết thúc thì H.Đắk G’long lại chuẩn bị cho đợt tiêm vét và tiêm mũi thứ 2, dự kiến sẽ bắt đầu từ giữa tháng 8.2020.
|
Theo bác sĩ Huỳnh Thanh Huynh, H.Đắk G’long đã được cấp 25.000 liều vắc xin để tiêm cho 2 xã Quảng Hòa và xã Đắc R’măng
Để chuẩn bị cho danh sách tiêm, cán bộ y tế phải rà soát đối tượng trên địa bàn từ việc lấy dữ liệu dân cư của xã, chọn lọc đối tuổi trong độ tuổi tiêm chủng.
|
Trong quá trình tiêm chủng thì rà soát, đối chiếu và nhập dữ liệu. Sau khi kết thúc tiêm thì rà soát lại, thiếu ai ở vùng nào thì đi tiêm tiếp.
Từ ngày 28.6 đến nay, xã Đắk R’măng đã tiêm đạt 94,1%, xã Quảng Hòa Đạt 97,7%.
|
Theo bác sĩ Huỳnh Thanh Huynh, những người chưa tiêm vắc xin bạch hầu được xác nhận, gồm: người sinh sống ở TP.HCM, đi làm công nhân, đi làm ở tỉnh Lâm Đồng nên không tiêm được, người tử vong chưa cập nhật kịp, kết hôn chuyển đi nơi khác chưa cập nhật kịp.
|
Do tình hình di dân bất hợp pháp, còn địa phương quản lý hỗ trợ đảm bảo an ninh trật tự, an sinh xã hội nhưng người dân di chuyển liên tục, có người đi cả tháng mới về nhà. Đây là một trong những cái khó nhất của ngành y tế khi dập dịch, bởi họ ở trong rừng, nếu không đến với họ ngay thì khi nọ đi thì không biết được, khi họ về cũng không biết. Ngoài ra là do địa bàn quá rộng, địa hình hiểm trở…
|
Mặc khác, các cụm dân cư lại không có y tế thôn bản, không thuốc thang. Chính vì vậy, khi người dân bệnh cần cấp cứu, nhất là mùa mưa lũ thì y bác sĩ khó tiếp cận vì xe không vào được, người dân phải khiêng người bệnh ra khỏi rừng.
|
Cái khó khác là người dân H’mông khi nghe nói nghi ngờ bệnh thì rất sợ và trốn lên rừng nên phải đi truy tìm về đưa đi bệnh viện.
|
Trong những ngày qua, mỗi ngày H.Đắk Glong có 12 đội tiêm chủng đi tiêm vắc xin bạch hầu rút để đạt 100% người hiện đang sinh sống trên địa bàn 2 xã Quảng Hòa, Đắk R’Măng trong điều kiện mưa tầm tã.
|
Tính đến chiều ngày 24.7, H.Đắk Glong có 17 ca mắc bạch hầu, trong đó xã Quảng Hòa 14 ca, còn 3 ca đang điều trị (1 ca tử vong); xã Đắk R'măng 3 ca (1 ca tử vong). Hiện xã Đắk R'măng còn một ca nghi ngờ nhiễm bạch hầu ngụ tại cụm 5.
|
Với chiến dịch tiêm tiêm bao phủ, tiêm vét, ngành y tế Đắk Nông kỳ vọng tỉ lệ đạt 95% đối tượng trở lên và trong vòng 1 tháng tới, ở 2 xã của H.Đắk Glong không còn ca bạch hầu nào hoặc giảm nhẹ số ca mắc.
Bình luận (0)