Ngày 30.9, triều cường tại Cần Thơ đạt mức 2,25 m, tức là vượt mức triều kỷ lục 2,23 m của năm 2018. Chưa bao giờ người dân ở TP. Cần Thơ lại chứng kiến cảnh ngập lụt triên diện rộng như năm nay.
Nước bủa vây, làm đảo lộn cuộc sống của hàng ngàn hộ dân ở các quận trung tâm Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy. Hàng loạt tuyến đường trung tâm như Mậu Thân, Lý Tự Trọng, Trần Hưng Đạo, Huỳnh Cương, Nguyễn Văn Cừ, Đại lộ Hòa Bình, Hai Bà Trưng, Bến Ninh Kiều... đều ngập chưa từng thấy.
|
|
|
|
Hồ Bún Xáng (diện tích khoảng 18 ha) đang xây dựng với mục tiêu chống ngập cho nội ô TP. Cần Thơ cũng bị ngập đường vòng quanh bờ hồ.
|
Nước dâng không chỉ gây khó khăn cho việc đi lại mà còn ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống sinh hoạt, buôn bán kinh doanh của người dân.
Để đảm bảo an toàn cho học sinh, Sở GD - ĐT TP.Cần Thơ đề nghị phòng GD-ĐT các quận huyện “căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, lãnh đạo các đơn vị chủ động cho học sinh tại các cơ sở giáo dục bị ảnh hưởng bởi triều cường được nghỉ học 1 ngày - 1.10)”.
|
|
|
|
Các đô thị khác của ĐBSCL như Long Xuyên, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Vị Thanh cũng đều bị nước bủa vây…
Trên tuyến, QL1 đoạn giáp ranh giữa 2 tỉnh Sóc Trăng và Hậu Giang, hay đoạn TP. Cần Thơ đi Vĩnh Long, có những khu vực đường ngập từ 0,4 -0,6m.
Theo Cục Quản lý đường bộ 4 (Tổng cục Đường bộ), ghi nhận ở ĐBSCL, hiện có 7 tuyến quốc lộ với 31 điểm bị ngập.
Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, mực nước đỉnh triều cường vùng hạ lưu sông Cửu Long sẽ còn lên chậm trong ngày mai (1.10), và dự kiến sẽ diễn biến phức tạp khi nước lũ đầu nguồn đổ về, kết hợp với triều cường.
|
Bình luận (0)