Đó là khẳng định của ông Trần Trọng Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở TN - MT tỉnh Đồng Nai, về tình trạng rác thải công nghiệp đổ tràn lan tại các mỏ đá ở xã Hóa An và P.Bửu Hòa (TP.Biên Hòa, Đồng Nai) như Thanh Niên đã phản ánh ngày 28.5.
Theo ông Toàn, hiện nay UBND TP.Biên Hòa và Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Công an tỉnh Đồng Nai) đang trong giai đoạn điều tra để có kế hoạch xử lý rác tại 2 mỏ đá trên. Sau đó, phải quan trắc nguồn nước, đất... mới xác định được mức độ ô nhiễm môi trường có phải từ nguồn rác thải công nghiệp (RTCN) này hay không.
Cán bộ phường không thể kiểm soát nổi
|
Cũng theo bà Ngọc, công an phường nhiều lần tổ chức theo dõi để rình bắt nhưng không thành công vì khả năng các đối tượng này tổ chức "canh me" lực lượng chức năng để thông báo cho nhau. "Theo tôi, để ngăn chặn tình trạng đổ trộm rác thải, cơ quan chức năng phải phối hợp ngăn chặn từ gốc. Tức là kiểm soát nguồn rác từ các công ty, xí nghiệp... khi sản xuất có lượng RTCN phải đăng ký với đơn vị thu gom về khu xử lý rác đúng quy định, như vậy sẽ không còn tình trạng rác thải tuồn ra ngoài đổ trộm phi pháp", bà Ngọc đề nghị.
Về “nạn” đổ trộm RTCN ở khu vực mỏ đá Hóa An, ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch xã Hóa An (TP.Biên Hòa), nói: "Tình trạng đổ trộm rác thải xảy ra từ nhiều năm trước, xã đã báo cáo lên thành phố. Sau đó, công an đã phục kích bắt giữ được mấy xe tải vào đổ trộm nên bây giờ tình trạng đổ trộm rác thải không còn. Hơn nữa, phía Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Đồng Nai (đơn vị được giao quản lý mỏ đá Hóa An và Tân Bản - PV) đã cho rào chắn, đổ đá để ngăn chặn xe vào đổ rác, đồng thời thuê 2 bảo vệ gác chốt để ngăn chặn xe vào khu vực mỏ đá Hóa An".
Khó xử lý vì vướng bãi rác sinh hoạt (!?)
Ông Huỳnh Văn Lĩnh, Phó giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Đồng Nai, cho hay hiện khu vực hầm đá Hóa An trung tâm đã cho rào chắn lại xung quanh, đồng thời thuê xe chở nhiều đá tảng chắn ngang hết các lối đi nhằm ngăn chặn xe tải chở rác tới đổ trộm. Còn ở khu vực hầm đá Tân Bản, hiện tại trung tâm đang rất khó khăn trong việc theo dõi để xử lý các trường hợp đổ trộm. "Do khu vực này có một bãi rác sinh hoạt của Công ty TNHH MTV dịch vụ môi trường đô thị Đồng Nai, nên khả năng xe chở RTCN đã trà trộn vào khu vực này để đổ trộm cùng với rác thải sinh hoạt. Điều này dẫn đến việc phát hiện và xử lý tình trạng đổ cũng như đốt RTCN khó khăn", ông Lĩnh nhìn nhận.
Theo ông Lĩnh, vào ngày 15.5.2014, UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản gửi Sở TN-MT về việc bố trí 150 m2 đất trong mỏ đá Tân Bản cho Công ty TNHH MTV dịch vụ môi trường đô thị Đồng Nai (nay là Công ty CP môi trường Sonadezi) làm điểm tiếp chuyển rác sinh hoạt tạm thời.
Tuy nhiên, theo quan sát của PV, khu vực tiếp nhận rác sinh hoạt ở đây ước tính lên đến 400 - 500 m2. Lợi dụng khu vực này khá rộng nên nhiều đối tượng chở RTCN đến đây đổ trộm cùng với rác thải sinh hoạt.
Gắn camera để giám sát, xử lýUBND tỉnh Đồng Nai ngày 11.4 ban hành văn bản gửi Sở TN-MT và UBND TP.Biên Hòa về việc tăng cường giải pháp ngăn ngừa các hành vi đổ trộm chất thải công nghiệp trái pháp luật. UBND tỉnh Đồng Nai giao Sở TN-MT khẩn trương nghiên cứu, tham mưu cho tỉnh có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Dương để thống nhất các biện pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn hai tỉnh. Đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra toàn diện các đơn vị thu gom, xử lý cũng như chuyển giao chất thải trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. Cho gắn camera để giám sát các khu vực thường xuyên xuất hiện tình trạng đổ trộm chất thải nhằm phát hiện ngăn ngừa kịp thời các vi phạm pháp luật về môi trường, để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
|
Bình luận (0)