“Lập trình” mở cửa lại nền kinh tế
ĐBQH Nguyễn Thiện Nhân (TP.HCM) phát biểu trước quốc hội vào sáng 15.6.2020 |
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) phát biểu tại quốc hội vào chiều 15.6.2020 |
Dọn tổ đón đại bàng, đừng quên rắc thóc cho chào mào, chim sẻ
Hồ Duy Hải có oan hay không?
Về vụ Hồ Duy Hải có oan hay không, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình, chủ tọa phiên giám đốc thẩm, cho biết: “Hải mô tả chính xác những đồ vật có tại đó, nếu không có mặt tại hiện trường thì không thể mô tả được, đặc biệt là phòng ngủ của nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng”.
Vết thương trên đỉnh đầu chị Hồng được pháp y khẳng định là “do tác động của vật cứng mặt phẳng”, phù hợp với lời khai của Hải rằng hung khí gây án là cái thớt. Về tài sản cướp được và nơi bán tài sản của được Hải khai phù hợp với các bằng chứng khác.
“Có một chi tiết rất đáng lưu ý, rất có giá trị chứng minh, là Hải khai lấy của cô Hồng 1 dây chuyền có mặt dây, của cô Vân không có mặt. Kết quả khám nghiệm hiện trường thì mặt dây chuyền của cô Vân có ở hiện trường, nằm trong ngực áo của cô Vân”, Chánh án nêu thêm.
Giải thích thêm về hung khí, ông Bình nêu: “mua dao, thớt, vật tương tự về để Hải và những người liên quan nhận diện xem có đúng là được sử dụng làm hung khí hay không. Khi để một loạt dao, Hải nhận diện đúng con dao dùng để gây án, dù khi khai thì lời khai không thống nhất”.
Ông Bình cũng nói thêm việc Hồ Duy Hải có 25 lời khai nhận tội, mà lời khai nhận tội đầu tiên là do Hải tự viết ra, chứ không phải là bản hỏi cung.
|
Uy tín của ngành tư pháp xuống thấp?Một cuộc tranh luận khác cũng không kém phần nóng bỏng là xung quanh các vụ án gây xôn xao dư luận như vụ Hồ Duy Hải (Long An), vụ ông Lương Hữu Phước (Bình Phước)… và cao hơn nữa là chất lượng của ngành tư pháp Việt Nam.
ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre), Phó trưởng ban Dân nguyện, cho biết đêm 14.6, ông nhận được rất nhiều tin nhắn, điện thoại của nhiều người, trong đó có cả lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước đã về hưu.
“Họ nói, chưa từng bao giờ thấy niềm tin tư pháp Việt Nam thấp như bây giờ. Họ nói thế này, đừng đi bào chữa. Những sai lầm của tố tụng, sai lầm tư pháp đừng đổ lỗi cho ĐBQH là làm rối”, ông Nhưỡng đặt vấn đề và đề nghị cần phải giám sát chặt chẽ hơn với công tác tư pháp, cần chuyên đề riêng về việc giải quyết các vụ án nghiêm trọng.
Trong khi đó, ĐB Nguyễn Văn Quyền (Cần Thơ), Chủ tịch Hội Luật gia, Ủy viên Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp T.Ư, thì cho rằng: “Hoạt động tư pháp thời gian qua, tuy có cái sai, có việc này việc kia làm chưa tốt nhưng đại thể trong mấy chục năm nay cải cách tư pháp, đến bây giờ tôi vẫn khẳng định nền tư pháp có thành tựu, góp phần cho ổn định trật tự xã hội”.
Giải trình trước QH, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình khẳng định tổng kết các nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác tư pháp đã khẳng định Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng về cải cách tư pháp và xây dựng pháp luật.
|
Bình luận (0)