Cụ thể, mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức thay vì 15 triệu đồng như trước đây. Nghị định này bổ sung thêm quyền xử phạt cho lực lượng công chức, viên chức thuộc ngành y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương… thay vì chỉ thanh tra chuyên ngành và chủ tịch UBND các cấp mới có thể ra quyết định xử phạt như hiện nay.
Cũng từ 31.12, Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có hiệu lực với nhiều điểm mới. Trong đó, áp dụng phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng đối với hành vi “thực hiện phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa mà không được sự đồng ý của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh”. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẽ bị phạt tiền 10 - 15 triệu đồng nếu không chuyển người bệnh cấp cứu đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp khi tình trạng người bệnh vượt quá khả năng chuyên môn. Đáng lưu ý, sẽ phạt đến 30 triệu đồng đối với “hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám, chữa bệnh”. Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực y tế được thực hiện theo quy định tại điều 52 của luật Xử lý vi phạm hành chính.
Liên Châu
>> Bệnh nhân gặp bác sĩ xạ trị phải có phong bì!
>> Bệnh viện mở sổ vàng để trừ nạn “phong bì”
>> Bộ trưởng Bộ Y tế kêu gọi không đưa phong bì
>> Y đức, "phong bì" trong ngành y tế làm "nóng" nghị trường
Bình luận (0)