Sau 6.9, Hà Nội giãn cách cao hơn với 'vùng đỏ', còn lại theo Chỉ thị 15+

02/09/2021 17:58 GMT+7

Thường vụ Thành uỷ Hà Nội đã biểu quyết 100% thống nhất chủ trương sau đợt giãn cách thứ 3 (kết thúc sáng 6.9) theo hướng giãn cao hơn mức Chỉ thị 16 tại "vùng đỏ", "vùng cam" và "vùng xanh" áp dụng cao hơn Chỉ thị 15.

Theo Thông báo 480 của Thường vụ Thành uỷ Hà Nội, Ban Thường vụ thống nhất với đề xuất của Ban Cán sự Đảng UBND TP.Hà Nội về phòng, chống dịch sau đợt giãn cách thứ 3. Trong đó, thiết lập 3 vùng theo nguyên tắc phân vùng phù hợp với mức độ nguy cơ của dịch và đặc điểm địa lý - dân cư - sinh hoạt - sản xuất.

Đề xuất dùng flycam kiểm soát giãn cách chống Covid-19 ở ngõ sâu ngoại thành Hà Nội

Theo hướng các vùng nội đô (khu vực mật độ dân cư cao, tập trung các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ), vùng phía bắc sông Hồng (tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp) và vùng phía tây, phía nam thành phố (sản xuất nông nghiệp).
Trên cơ sở phân vùng, đánh giá các khu vực có nguy cơ rất cao - “vùng đỏ” để tiếp tục thực hiện nghiêm giãn cách xã hội theo mức cao hơn Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ với nguyên tắc “ai ở đâu ở đó” để khoanh vùng, truy vết, xử lý, dập dịch triệt để.
Tại các khu vực nguy cơ cao - “vùng cam” và nguy cơ thấp hơn - "vùng xanh” điều chỉnh các biện pháp ở mức cao hơn nguyên tắc Chỉ thị 15 (15+) của Thủ tướng để tổ chức phục hồi sản xuất, kinh doanh và hỗ trợ các khu vực “vùng đỏ”, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ, phù hợp tình hình dịch bệnh.

Kéo dài giãn cách gây nhiều hệ luỵ tới kinh tế - xã hội

Trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ tháng 9 và các tháng cuối năm, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố vẫn đang diễn biến rất phức tạp, khó lường. Trong khi đó, nếu kéo dài giãn cách sẽ gây nhiều hệ luỵ, tác động tới nền kinh tế - xã hội.
Thành phố yêu cầu các cấp “khóa nhanh, xóa gọn vùng đỏ, mở rộng, bảo vệ vững chắc vùng xanh”; đồng thời, tập trung phát triển kinh tế - xã hội, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp tình hình dịch bệnh và trong thời giãn cách thành phố.
Khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Hà Nội, nhằm dập tắt nhanh nhất các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới trên địa bàn thành phố.

Già trẻ ở Thanh Xuân Trung khóa cửa, rời khỏi ổ dịch Covid-19 nóng nhất Hà Nội

Theo TP.Hà Nội, dù thành phố đã rất cố gắng, nỗ lực phòng, chống dịch bệnh, song thực tế vẫn còn xảy ra hiện tượng buông lỏng quản lý, bỏ trống chốt kiểm dịch tại một số địa bàn; hoặc có lực lượng chức năng nhưng không kiểm soát; sở chỉ huy tiền phương vắng lực lượng chức năng chốt trực.
Số lượng người dân ra đường vẫn rất lớn; vẫn còn xảy ra tình trạng người dân tập thể dục nơi công cộng; tập trung đông người dự đám tang tại xã Thọ An, H.Đan Phượng. Hay vụ việc công chức Văn phòng - thống kê P.Vĩnh Phúc (Q.Ba Đình) nhận tiền làm dịch vụ tiêm vắc xin đã bị buộc thôi việc.
Ngoài ra, còn thiếu sót, hạn chế trong việc tổ chức, kiện toàn, hoạt động của các trung tâm chỉ huy phòng chống dịch và trong công tác phòng, chống dịch tại từng xã, phường, thị trấn (như việc chưa có Bí thư Đảng ủy, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch chưa có Quy chế làm việc, tổ chức ứng trực chưa thật sự đúng quy định... tại P.Thanh Xuân Trung, Q.Thanh Xuân).
Báo cáo của UBND TP.Hà Nội cho biết, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu nhiều tác động tiêu cực.
Nhiều chỉ số sản xuất và tiêu dùng của thành phố trong tháng 8 giảm so với tháng 7 như: chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), kim ngạch xuất, nhập khẩu.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 giảm trên 2 con số (giảm 32,2% so với tháng 7 và giảm 51,2% so với cùng kỳ năm 2020; lũy kế 6 tháng giảm 8,9%). Số doanh nghiệp thành lập mới 8 tháng giảm 7% so với cùng kỳ; 2.204 doanh nghiệp giải thể, tăng 36%.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.