Thế nào gọi là 'ổ dịch', 'vùng dịch' Covid-19 phải thực hiện giám sát y tế?

04/02/2021 18:13 GMT+7

Bộ Y tế đã có hướng dẫn xác định ổ dịch , vùng dịch, tạo điều kiện để các địa phương có thể áp dụng các chế độ khai báo, cách ly y tế , đặc biệt trong bối cảnh người dân di chuyển về quê ăn tết hiện nay.

Bộ Y tế đã có “Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống Covid-19”, trong đó, hướng dẫn xác định ổ dịch và các biện pháp cần áp dụng, ngăn dịch bùng phát, lây lan rộng.
Quyết định số 3468/QĐ-BYT ngày 7.8.2020 “Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống Covid-19” do Bộ Y tế ban hành, đã có hướng dẫn về giám sát và các hoạt động phòng, chống dịch theo các diễn biến tình hình dịch bệnh, để các tỉnh, thành phố, đơn vị y tế và các đơn vị liên quan căn cứ áp dụng, tổ chức triển khai theo thực tế tại địa phương, đơn vị.
Theo đó, ổ dịch Covid-19 là một nơi (thôn, xóm, đội/tổ dân phố/ấp/khóm/đơn vị…) ghi nhận từ 1 ca bệnh xác định trở lên.
Ổ dịch chấm dứt hoạt động khi không ghi nhận ca bệnh xác định mắc mới trong vòng 28 ngày, kể từ ngày ca bệnh xác định gần nhất được cách ly y tế.

Tổng hợp tình hình Covid-19 ngày 4.2: Nỗi lo dịch bệnh trước Tết Nguyên đán

Theo Bộ Y tế, sau khi có ổ dịch, dịch có thể diễn biến rất khác nhau ở các tỉnh, thành phố trong toàn quốc. Một số tỉnh, thành phố đã ghi nhận ca bệnh; một số tỉnh, thành phố khác chưa ghi nhận ca bệnh.
Tùy theo diễn biến dịch ở từng tỉnh, thành phố để thực hiện nội dung giám sát.
Cụ thể, khi chưa ghi nhận ca bệnh xác định trên địa bàn tỉnh, thành phố, cần phát hiện sớm các ca bệnh nghi ngờ đầu tiên để cách ly, lấy mẫu bệnh phẩm chẩn đoán xác định sớm ca bệnh không để dịch xâm nhập vào cộng đồng.
Khi có ca bệnh xác định và chưa lây lan rộng trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh, thành phố, yêu cầu phát hiện ngay các ca bệnh nghi ngờ, ca bệnh mắc mới, người tiếp xúc gần; tổ chức cách ly y tế; xử lý triệt để ổ dịch để hạn chế tối đa khả năng dịch lan rộng trong cộng đồng.
Khi có ca bệnh xác định và chưa lây lan rộng trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh, thành phố, yêu cầu phát hiện ngay các ca bệnh nghi ngờ, ca bệnh mắc mới, người tiếp xúc gần; tổ chức cách ly y tế; xử lý triệt để ổ dịch để hạn chế tối đa khả năng dịch lan rộng trong cộng đồng. Các nội dung giám sát bao gồm các hoạt động sau:
Tiếp tục thực hiện giám sát phát hiện các ca bệnh nghi ngờ tại cửa khẩu, cơ sở điều trị và tại cộng đồng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tăng tốc truy vết phát hiện các ca liên quan vùng dịch tại TP.Chí Linh, tỉnh Hải Dương

ẢNH LIÊN CHÂU

Giám sát, tổ chức điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm, lập danh sách tất cả các ca bệnh xác định, ca bệnh nghi ngờ, người tiếp xúc gần với ca bệnh xác định, ca bệnh nghi ngờ.

Lại thêm nữ nhân viên quán karaoke 16 tuổi mắc Covid-19

Khi nào được đánh giá dịch lây lan rộng trong cộng đồng?

Theo Bộ Y tế, dịch lây lan rộng trong cộng đồng khi ghi nhận tổng số trên 50 ca bệnh xác định lây truyền thứ phát ở 2 huyện/quận/thành phố/thị xã trở lên trên địa bàn một tỉnh/thành phố trong vòng 14 ngày.
Khi đó, địa phương cần duy trì việc phát hiện sớm các ổ dịch mới trong cộng đồng, xử lý triệt để ổ dịch mới, tiếp tục duy trì khống chế các ổ dịch cũ đang hoạt động, hạn chế tối đa dịch bùng phát lớn, lan tràn trong cộng đồng. Các giám sát bao gồm: tiếp tục thực hiện giám sát phát hiện các ca bệnh nghi ngờ tại cộng đồng, cơ sở điều trị và tại cửa khẩu; tại các huyện/quận/thành phố/thị xã chưa ghi nhận ca bệnh xác định: giám sát, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm, cách ly tất cả các ca bệnh nghi ngờ, người tiếp xúc gần với ca bệnh xác định.
Theo một chuyên gia về dịch tễ, hiện chưa có văn bản quy định cụ thể, trong phạm vi/bán kính bao nhiêu mét, km,  từ ổ dịch được coi là vùng dịch. Nhưng, hiện tại, vùng dịch sẽ tùy thuộc vào địa bàn có diễn biến liên quan ổ dịch; là nơi được yêu cầu thực hiện phong tỏa, cách ly trong 28 ngày, ngăn dịch lây lan rộng.
 

Lịch trình của Bé gái 8 tháng tuổi mắc Covid-19 ở Bình Dương

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.