Thêm một doanh nghiệp nội đề nghị được cấp phép khẩn cấp vắc xin

20/08/2021 22:33 GMT+7

Thủ tướng giao Bộ Y tế kiểm tra, hướng dẫn nhất quán theo chức năng quản lý về đề nghị xem xét chấp thuận cấp phép khẩn cấp cho vắc xin phòng Covid-19 Hayat-Vax của Công ty CP Y dược phẩm Vimedimex.

Văn phòng Chính phủ ngày 20.8 có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi Bộ Y tế về đề nghị cấp phép khẩn cấp vắc xin Covid-19 Hayat-Vax của Công ty CP Y dược phẩm Vimedimex.
Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Y tế kiểm tra để hướng dẫn và thực hiện nhất quán việc quản lý nhà nước: Bộ Y tế kiểm tra chất lượng, cấp phép, bảo quản và tổ chức tiêm miễn phí theo quy định.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Ngoại giao xem xét, kiểm tra, thúc đẩy hoạt động ngoại giao, nhập khẩu vắc xin.
Trước đó, ngày 17.8, Công ty CP Y dược phẩm Vimedimex có văn bản đề nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận và chỉ đạo Bộ Y tế thẩm định nhanh hồ sơ đề nghị cấp phép khẩn cấp cho vắc xin phòng Covid-19 Hayat-Vax cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch Covid-19.

Chuyển giao công nghệ vắc xin NanoCovax ngừa Covid-19 cho công ty Hàn Quốc

Liên quan đến vắc xin trong nước, chủ trì cuộc làm việc với các nhà khoa học, các đơn vị tham gia nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng, chống Covid-19 vào tuần trước, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bên liên quan nỗ lực tối đa để tháng 9 này có thể sản xuất được vắc xin trong nước.
Trong khi đó, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam thông tin dịch đang rất căng thẳng và cả nước vẫn thiếu vắc xin. TP.HCM rất cần vắc xin tiêm cho người dân để bảo vệ người dân khỏi lây nhiễm và nếu bị nhiễm thì triệu chứng cũng sẽ không nặng. Dù Việt Nam đã ký hợp đồng mua hàng trăm triệu liều, nhưng trong tháng 8 chỉ có thêm khoảng 3 triệu liều được đưa về nước, vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của riêng TP.HCM để đủ miễn dịch cộng đồng, chưa kể còn một số địa phương khác như: Long An, Đồng Nai, Bình Dương hay Hà Nội.
Trong tháng 9, dự kiến chỉ có khoảng 9,3 triệu liều nữa được nhập về, trong khi việc tiếp nhận, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin từ nước ngoài đang bị chậm tiến độ. Do đó, việc nghiên cứu, phát triển vắc xin trong nước như Nanocovax (đã bước vào giai đoạn thử nghiệm cuối cùng - phóng viên), phải được đẩy nhanh tiến độ hơn nữa để khẩn trương cấp phép lưu hành khẩn cấp.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.