Thoái vốn nhà nước không nên chỉ vì khoản thu trước mắt

13/06/2018 09:12 GMT+7

Ngày 12.6, tại Hà Nội, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) tổ chức hội thảo 'Cổ phần hóa và thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước - góc nhìn chuyên gia'.

Ông Nguyễn Trọng Dũng, Phó trưởng ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhìn nhận: “Nếu mục tiêu chỉ để thu được tiền (giá càng cao càng tốt) thì dễ, nhưng ta phải hướng đến mục tiêu dài hạn hơn, trong đó có cả vấn đề nhà nước có thể phải giữ lại một tỷ lệ nhất định không phải là 31% mà là 36% để có tiếng nói phủ quyết cuối cùng”. Ông nhấn mạnh: “Cần chọn nhà đầu tư chiến lược có chung mục tiêu gắn kết với doanh nghiệp”.
PGS-TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), cho rằng: Nếu như khu vực tư nhân, khi thực hiện các giao dịch mua bán, sáp nhập thường chỉ quan tâm tới khoản thu tài chính ngắn hạn thì Nhà nước - với vai trò là chủ thể kiến tạo sự phát triển của quốc gia, cần có một tầm nhìn dài hạn và toàn diện hơn trong quá trình tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược. Theo chuyên gia này, trước hết, nhà đầu tư chiến lược cần có khả năng duy trì, phát triển ngành nghề kinh doanh chính và bảo vệ thương hiệu Việt. Do đó, để đảm bảo lựa chọn được nhà đầu tư phù hợp, Chính phủ cần thận trọng đánh giá lịch sử hoạt động của nhà đầu tư tiềm năng để phát hiện các tín hiệu không khả quan.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.