Đó là thông tin được chia sẻ tại hội nghị công bố kết quả nghiên cứu về quản lý và phát triển bền vững lưu vực sông Mê Kông, bao gồm cả tác động các dự án thủy điện dòng chính, do Ban Thư ký Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế và Bộ NN-PTNT tổ chức ngày 13.4 tại Hà Nội.
Lượng phù sa giảm khiến ĐBSCL và khu vực dọc theo sông Mê Kông từ Viên Chăn (Lào) và Stung Treng (Campuchia) gia tăng sạt, xói lở bờ sông. Các hồ chứa biến phần lớn sông Mê Kông thành các môi trường sống kiểu hồ nhỏ và sâu, không phù hợp với các loài thủy sinh khiến lượng cá đánh bắt trên sông Mê Kông của các nước VN, Lào, Thái Lan và Campuchia bị suy giảm đáng kể. Sản lượng đánh bắt cá ở hành lang sông Mê Kông giảm khoảng 1,57 tỉ USD.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng nhấn mạnh các cơ quan của Bộ NN-PTNT cần nhận diện rõ ĐBSCL đang đứng trước nhiều thách thức, phải thay đổi tư duy tiếp cận khoa học kỹ thuật, công nghệ để chuyển đổi các mô hình phát triển nông nghiệp thích ứng với tác động từ các công trình thủy điện, biến đổi khí hậu để phục hồi sinh thái cho ĐBSCL..
Bình luận (0)