Tội phạm manh động nhắm vào tài xế taxi: Lắp tấm chắn bảo vệ là cần thiết

22/02/2019 15:52 GMT+7

"Việc lắp khung chắn trên taxi để ngăn khu vực tài xế với hành khách là cần thiết nhằm, phòng ngừa tội phạm ", đại tá Trần Sơn, nguyên Phó trưởng Phòng Hướng dẫn luật, điều tra, xử lý tai nạn giao thông, Cục CSGT - Bộ Công an, nói.

[VIDEO] Cảnh sát kể chuyện truy tìm thanh niên cắt cổ tài xế taxi trước sân Mỹ Đình
Trước nhiều ý kiến tranh luận về việc nên hay không nên lắp tấm chắn bảo vệ tài xế taxi, đại tá Trần Sơn cho rằng việc taxi lắp vách ngăn giữa người lái và hành khách để bảo vệ người lái làm này nhằm chủ động phòng ngừa tội phạm, đảm bảo an toàn xã hội, phòng ngừa tính mạng lái xe taxi, chống bị kẻ xấu quấy rối.
Theo đại tá Trần Sơn, lắp khung chắn trên xe taxi ở nước ngoài đã thực hiện nhiều năm qua như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản.
“Như năm 2008, tôi đi taxi ở Nhật Bản thấy trên xe có lớp kính bảo vệ ở khoang lái xe taxi, tôi tìm hiểu mới biết ở Nhật đa số các xe đều lắp nhiều mà không ảnh hưởng gì về thẫm mỹ, không ảnh hưởng đến hành khách. Ở Việt Nam, tội phạm thường nhằm vào tài xế taxi để cướp tài sản, đây là loại thủ phạm manh động, nguy hiểm cần phải sớm có biện pháp phòng chống”, đại tá Sơn nói.
Đại tá Trần Sơn cho rằng việc lắp khoang bảo vệ tài xế taxi cần có sự đồng thuận, vào cuộc của các nhà thiết kế về ô tô. Phải thiết kế làm sao để tấm chắn này được làm bằng kính cường lực, trong suốt, thiết kế kính chắn này trong khoảng không gian hợp lý đảm bảo thẩm mỹ, thông thoáng, an toàn cho cả hành khách và tài xế cũng như đảm bảo việc giao tiếp, thanh toán tiền taxi.
Quan trọng nhất là tấm chắn phải đảm bảo được người, khách ở trên xe không thể thực hiện hành vi trấn áp, hành hung tài xế taxi. Ngoài ra, thông qua gương chiếu hậu, tài xế taxi có thể quan sát được để phán đoán tình huống có thể xảy ra và có xách đối phó. Ví dụ đối tượng dùng súng thì tài xế có thể có biện pháp xử lý.
[VIDEO] Đau lòng với gia cảnh tài xế taxi bị cứa cổ chết trước sân Mỹ Đình

Có thể sửa luật

Đại tá Trần Sơn phân tích thêm, hiện nay, theo quy định tại Khoản 2 điều 55 luật Giao thông đường bộ về bảo đảm quy định chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ, chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo, hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Việc thay thế tính năng thiết bị trên xe ô tô phải được sự đồng ý của Bộ GTVT. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn giao thông, đại tá Sơn cho rằng sắp tới luật Giao thông đường bộ sửa đổi, thì nếu vấn đề gì chưa hợp lý trong việc bảo đảm tính mạng cho người tham gia giao thông, thì cần sửa.
“Qua thông tin đại chúng, tôi cho rằng Cục Đăng kiểm Việt Nam cần có ý kiến ủng hộ việc lắp đặt, đã "bật đèn xanh" cho việc này. Nếu văn bản nào rào cản, thì họ sẽ kiến nghị gỡ bỏ để đảm bảo an toàn”, đại tá Trần Sơn nói thêm..
Ngoài ra, đại tá Trần Sơn đánh giá nghề lái xe taxi là một nghề nguy hiểm. Vì vậy các công ty taxi nên có những lớp bồi dưỡng, tập huấn cho tài xế những kỹ năng tự vệ khi cần thiết, đồng thời tiếp tục tăng cường giáo dục trách nhiệm đạo đức và lương tâm của tài xế. Đồng thời tập huấn cho tài xế kỹ năng quan sát cử chỉ, hành động người xấu để có thể từ chối nhận khách hoặc chở khách tới cơ quan công an để xử lý.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.