Kế hoạch 5 huyện ngoại thành TP.HCM là Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi và Cần Giờ chuyển thành quận, được kỳ vọng sẽ giúp gia tăng giá trị đất đai, hạ tầng được đầu tư hiện đại và đồng bộ, quy hoạch triển khai khả thi hơn, các dịch vụ, tiện ích đi kèm và đời sống văn hóa tăng lên…, chứ không đơn thuần là việc thay đổi tên gọi.
Trong tờ trình vừa gửi UBND TP.HCM về công tác chuẩn bị xây dựng đề án chuyển một số huyện thành quận hoặc TP thuộc TP.HCM, Sở Nội vụ cho biết trong giai đoạn 2021 - 2025 sẽ chuyển 3 huyện: Nhà Bè, Hóc Môn và Bình Chánh; trong giai đoạn 2025 - 2030 sẽ triển khai ở 2 huyện còn lại là Cần Giờ và Củ Chi.
“Áo chật” kìm hãm phát triển
Sở Nội vụ đánh giá 5 huyện ngoại thành nằm ở vị trí cửa ngõ, kết nối với các tỉnh thuộc miền Đông và Tây Nam bộ. Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, nhiều khu đô thị, hạ tầng, tuyến cao tốc đã và đang được xây dựng; trình độ dân trí, lối sống đô thị được hình thành rõ nét và không khác biệt nhiều so với các quận nội thành.
Tuy nhiên, tình trạng mất kiểm soát trong quản lý đô thị ở các huyện ngoại thành kéo dài nhiều năm qua đã khiến quy hoạch bị phá vỡ, người dân xây dựng nhà cửa trên đất nông nghiệp, hình thành các khu dân cư tự phát, thiếu thốn các thiết chế văn hóa. Từ năm 2019 trở về trước, Bình Chánh và Hóc Môn từng là điểm nóng về trật tự xây dựng với hàng trăm vụ vi phạm mỗi năm.
Để hiện thực hóa đề án chuyển huyện thành quận, Sở Nội vụ cho rằng cần ưu tiên ngân sách để tổ chức lập, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, nhất là các quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đô thị, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch chi tiết các khu đô thị mới...
Bên cạnh đó, cần tạo ra các cơ chế, chính sách để huy động mạnh mẽ các nguồn lực từ người dân, doanh nghiệp các địa phương khác và vốn đầu tư nước ngoài phát triển kết cấu hạ tầng các khu đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch, khu thương mại…
|
Kế hoạch “lên đời” ra sao ?
Mục tiêu phát triển từ huyện lên quận được nhiều địa phương ấp ủ nhiều năm qua, nhưng do chưa đủ điều kiện và cần xin chủ trương từ các cơ quan thẩm quyền nên chưa thể hiện thực hóa.
Cần có quy hoạch tổng thểGóp ý cho đề án đưa 5 huyện chuyển thành quận, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM, cho rằng bên cạnh quyết tâm chính trị thì cần có quy hoạch tổng thể và xác định nguồn lực thực hiện. Bà Tâm cho biết năm 1997, TP.HCM chia tách, thành lập một số quận từ các huyện như: tách H.Thủ Đức thành 3 quận: Q.2, Q.9 và Q.Thủ Đức (nay nhập lại thành TP.Thủ Đức); tách Q.7 từ H.Nhà Bè, tách Q.12 từ H.Hóc Môn. Khi đó, việc thành lập quận mới dựa trên sự phát triển đô thị của từng huyện diễn ra với tốc độ cao.
Bà Tâm cho rằng khi chuyển lên quận thì không có nghĩa là không còn nông nghiệp, mà cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân. Đồng thời, đô thị ở các huyện cũng cần giữ lại bản sắc của nông thôn.
|
Về nguồn lực, ông Nguyễn cho biết sẽ ưu tiên nguồn vốn đầu tư công cho các dự án giao thông để hoàn thiện hệ thống giao thông trục bắc - nam (Lê Văn Lương, Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát) và trục đông - tây, qua đó cải thiện chỉ tiêu về mật độ giao thông.
Đối với các khu dân cư hiện hữu hình thành tự phát, ông Nguyễn cho biết huyện đã xây dựng chương trình chỉnh trang đô thị, khoanh vùng các khu dân cư này để tìm nguồn lực đầu tư, chỉnh trang cho tương xứng với các khu đô thị mới. Riêng các dự án nhà ở, ông Nguyễn khẳng định mục tiêu mà huyện hướng đến là phát triển đô thị xanh và bền vững, tiếp tục quản lý chặt chẽ quy hoạch các khu đất dọc sông, kênh, rạch. Để sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai, ông Nguyễn cho hay Sở TN-MT TP.HCM đã có chủ trương lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm tới nên huyện sẽ tính toán kỹ cho từng khu vực.
|
Về công việc sắp tới, H.Nhà Bè sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu đô thị mới Nhơn Đức - Phước Kiển, phát triển các dự án nhà ở dọc trục đường Nguyễn Hữu Thọ, đường Nguyễn Bình; phát triển du lịch kết hợp phát triển mảng xanh tại xã Long Thới và xã Nhơn Đức…
Trong khi đó, lãnh đạo UBND H.Hóc Môn cho hay ngoài TT.Hóc Môn và 6 xã đô thị hóa đã phát triển nhiều khu dân cư nhưng cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, nhiều tuyến đường vẫn là giao thông nông thôn, chưa có hệ thống thoát nước; mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất văn hóa phát triển chưa theo kịp với nhu cầu học tập, vui chơi, giải trí của người dân, dịch vụ y tế bị quá tải.
Ông Dương Hồng Thắng, Chủ tịch UBND H.Hóc Môn, cho biết hồi tháng 9.2020, H.Hóc Môn đã tổ chức hội nghị giới thiệu quy hoạch và mời gọi đăng ký đầu tư vào 23 khu vực rộng hơn 2.600 ha thuận lợi về kết nối giao thông, hầu hết là đất nông nghiệp nhưng không có hoạt động sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Hiện đã có 20 nhà đầu tư quan tâm, đang nghiên cứu đề xuất phương án đầu tư tại các khu đất thuộc 23 khu vực mời gọi đầu tư.
Lãnh đạo UBND H.Hóc Môn cũng cho biết đang xây dựng đề án để đạt các tiêu chuẩn của quận giai đoạn 2021 - 2030, trong đó đề ra các chỉ tiêu, lộ trình và giải pháp phù hợp với đặc thù của huyện, phát huy các tiềm năng của địa phương để trở thành một đô thị văn minh, hiện đại, tạo điều kiện cho sự phát triển về hướng tây bắc của TP.HCM.
Ông Lê Minh Dũng, Bí thư Huyện ủy Cần Giờ, cho biết định hướng của huyện là phát triển theo hướng đô thị du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, trong quá trình phát triển, nếu đủ các tiêu chuẩn thì huyện sẽ làm đề án nâng cấp lên quận hoặc TP. Do các tiêu chí của “TP thuộc TP” thấp hơn tiêu chí quận thuộc TP, nên H.Cần Giờ chọn hướng phát triển lên TP để thuận lợi hơn. Với đặc trưng hệ sinh thái rừng ngập mặn, khu dự trữ sinh quyển của thế giới nên phát triển đô thị của H.Cần Giờ phải song hành với bảo vệ hệ sinh thái này.
Về lộ trình cụ thể, ông Dũng cho biết huyện đang làm thủ tục điều chỉnh quy hoạch chung của huyện theo hướng đô thị sinh thái, sau khi hoàn thành sẽ kêu gọi đầu tư. H.Cần Giờ đặt mục tiêu phát triển lên TP trong giai đoạn 2025 - 2030.
Trọng tâm là lợi ích cho dân
Trả lời Thanh Niên, TS Võ Kim Cương, nguyên Phó kiến trúc sư trưởng TP.HCM, cho biết sự khác biệt giữa huyện và quận nằm ở chỗ mức độ đô thị hóa, khi chuyển từ huyện lên quận thì phải đáp ứng được các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Ông Cương nhìn nhận hiện nay có nhiều địa phương mang tiếng là huyện nhưng đô thị hóa nhanh, phát triển không khác gì một quận. Cùng với phân cấp quản lý của chính quyền nông thôn dẫn đến bất cập trong quản lý, không đáp ứng được yêu cầu phát triển. Do đó, việc đưa các huyện đủ điều kiện lên quận là cần thiết để có bộ máy quản lý phù hợp với thực trạng đô thị.
Cũng theo TS Cương, dù lên quận hay lên TP thì điều mà người dân quan tâm nhất là đời sống của họ sẽ thay đổi ra sao, được hưởng lợi gì từ sự đổi thay đó hay chỉ thêm phiền phức khi chuyển đổi giấy tờ...
Trong khi đó, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, cho rằng sự chuyển mình từ huyện lên quận mang lại lợi ích cho nhà nước, người dân và cả doanh nghiệp.
Ông Châu dẫn chứng năm 1997, Q.7 được thành lập trên cơ sở tách ra từ H.Nhà Bè thì tổng thu ngân sách chỉ khoảng 59 tỉ đồng, nhưng đến năm 2019 thì tổng thu ngân sách đã tăng lên hơn 7.000 tỉ đồng. Sự phát triển của Q.7 dựa trên trọng tâm là khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, khu đô thị mới Him Lam và các khu dân cư hiện đại khác, qua đó thúc đẩy tăng trưởng thương mại dịch vụ giúp thu nhập bình quân đầu người tăng lên. Bên cạnh đó, việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp cũng mang lại hiệu quả đầu tư cao hơn, 1 ha đất nông nghiệp chỉ kiếm được 400 triệu đồng/năm, trong khi 1 ha đất phi nông nghiệp có thể kiếm được 55 tỉ đồng.
Bình luận (0)