Vắc xin Covid-19 AstraZeneca có chống lại biến thể vi rút Delta đang lưu hành ở TP.HCM?

16/06/2021 13:48 GMT+7

TP.HCM đang có nhiều ca nhiễm Covid-19 lây lan dịch bệnh ở cộng đồng mà theo lý giải của Sở Y tế TP.HCM là do biến thể vi rút Delta Ấn Độ. Biến thể vi rút Delta có tốc độ lây lan rất mạnh.

Tính đến sáng 16.6,  TP.HCM có 1.275 trường hợp phát hiện nhiễm Covid-19, trong đó có 1.029 trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng. Tính riêng từ ngày 27.4 đến 15.6, có đến 961 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Hiện TP.HCM đang tiêm vắc xin Covid-19 AstraZeneca cho tuyến đầu chống dịch đợt 3. 
TP.HCM đang có nhiều ca nhiễm Covid-19 lây lan dịch bệnh ở cộng đồng mà theo lý giải của Sở Y tế TP.HCM là do biến thể vi rút Delta Ấn Độ. Biến thể vi rút Delta có tốc độ lây lan rất mạnh.
Hiện TP.HCM cũng như cả nước đang tiêm vắc xin Covid-19 AstraZeneca, có người tiêm 2 mũi vẫn nhiễm bệnh. Dư luận đặt vấn đề vắc xin Covid-19 AstraZeneca có hiệu quả với các biến thể mới, đặc biệt là biến thể vi rút Delta?

Vắc xin Covid-19 AstraZeneca có chống lại biến thể vi rút Delta đang lưu hành ở TP.HCM?

Vắc xin giúp giảm tỷ lệ bệnh nặng và nhập viện

Ngày 16.6, thông tin từ nhà sản xuất vắc xin Covid-19 AstraZeneca tại Việt Nam, cho biết theo công bố từ Cơ quan y tế công cộng Anh (PHE), vắc xin Covid-19 của AstraZeneca đạt hiệu quả bảo vệ cao đối với biến thể vi rút Delta (B.1.617.2, còn được biết đến là biến thể Ấn Độ).
Theo dữ liệu từ PHE chứng minh, 2 liều vắc xin Covid-19 của AstraZeneca có hiệu quả 92% trong việc giảm số ca nhập viện do biến thể vi rút Delta. Vắc xin cũng đạt được hiệu quả cao đối với biến thể Alpha (B.1.1.7; còn được biết đến là biến thể Kent), giúp giảm 86% số ca nhập viện.  
Ngoài ra, dữ liệu thực tế cũng cho thấy, đối với bệnh Covid-19 có triệu chứng nhẹ, hiệu quả của vắc xin đạt thấp hơn nhưng vẫn có ý nghĩa quan trọng. Hiệu quả của vắc xin trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh Covid-19 có triệu chứng là 74% đối với biến chủng Alpha, và 64% đối với biến chủng Delta.
Ngoài ra, theo nhà sản xuất, vắc xin này có hiệu lực cao trong giảm tỷ lệ bệnh nặng và nhập viện.

Bản tin Covid-19 ngày 16.6: Ngày dịch bệnh "kỷ lục" ở TP.HCM; virus len lỏi tấn công bệnh viện

Phân tích được thực hiện dựa trên 14.019 trường hợp nhiễm biến thể vi rút Delta – 166 trong số đó đã phải nhập viện trong giai đoạn từ 12.4 đến 4.6, khi xem xét các trường hợp cấp cứu ở Anh. Các bằng chứng thực tế về khả năng chống lại biến thể vi rút Delta này được thu thập với thời gian theo dõi khá hạn chế sau liều thứ hai. Vì vậy có thể ảnh hưởng đến sự ước tính hiệu quả của vắc xin.
Biến thể vi rút Delta là một nhân tố chủ chốt gây ra làn sóng lây nhiễm hiện nay ở Ấn Độ và trên thế giới. Gần đây nó đã thay thế biến thể Alpha để trở thành chủng vi rút ưu thế ở Scotland và là nguyên nhân cho sự gia tăng mạnh các ca bệnh ở Vương quốc Anh. Nhóm tư vấn chiến lược của WHO về tiêm chủng (SAGE) đã đề xuất sử dụng vắc xin Covid-19 của AstraZeneca ở các quốc gia hiện đang có nhiều biến thể mới, ví dụ như biến thể Delta.
Vắc xin Covid-10 Astrazeneca (trước đây là AZD1222) được đồng sáng chế giữa Đại học Oxford và Công ty Vaccitech. Vắc xin sử dụng véc tơ vi rút mất khả năng sao chép được tạo ra từ chủng vi rút gây cúm thông thường ở tinh tinh đã được làm suy yếu (adenovirus), chứa vật chất di truyền của protein gai trên bề mặt vi rút SARS-CoV-2. Sau khi tiêm vắc xin, protein gai bề mặt được sản xuất, kích hoạt hệ thống miễn dịch tấn công vi rút SARS-CoV-2 nếu cơ thể bị nhiễm vi rút sau đó.
Vắc xin Covid-19 AstraZeneca đã được cấp phép lưu hành có điều kiện hoặc phê duyệt sử dụng khẩn cấp tại hơn 80 quốc gia trên 6 châu lục. Hơn 500 triệu liều vắc xin Covid-19  AstraZeneca đã được cung cấp cho 165 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có hơn 100 quốc gia thông qua Cơ chế COVAX.
 

Trưa 16.6: TP.HCM thêm 35 ca Covid-19, 6 ca liên quan Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.