Hoàn lưu bão số 12 kết hợp với không khí lạnh tràn về tiếp tục gây đợt mưa lũ đối với miền Trung và Tây nguyên, kéo dài qua tuần sau với tổng lượng mưa từ 250 - 450 mm trở lên.
tin liên quan
Bão Linda 20 năm trước: Cà Mau tang thương 128 người chết; 1.164 người mất tíchTrong khi thông tin bão số 12 đang dồn dập thì cách đây 20 năm, chiều 2.11.1997, cơn bão Linda quét qua tỉnh Cà Mau, làm 128 người
chết, 1.164 người mất tích và gần 700 người bị thương... Đây có thể coi là cơn bão lịch sử gây thảm họa lớn nhất tại Việt Nam.
Với lượng mưa lớn trút xuống trong 3 - 5 ngày không thể tránh khỏi tình hình lũ lụt nghiêm trọng có thể xảy ra ở nhiều tỉnh thành, vùng đồi núi ven sông suối nhỏ đề phòng lũ ống, lũ quét và sạt lở đất đá rất nguy hiểm.
Đặc biệt, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi đến Khánh Hòa và nam Tây nguyên, mưa to đến rất to nên có khả năng xuất hiện lũ lịch sử, nhiều vùng ngập sâu và bị chia cắt do lũ. Ngoài ra, do không khí lạnh tràn về mạnh nên miền Trung trời vừa mưa lũ lại vừa rét và lạnh với nhiệt độ 17 - 20oC ở bắc đèo Hải Vân, trên 21oC ở phía nam.
Miền Đông Nam bộ cũng sẽ chịu ảnh hưởng rìa tây nam hoàn lưu bão nên có nơi mưa vừa, mưa to, có khả năng gió giật mạnh. Còn các tỉnh ĐBSCL thì mưa diện hẹp hơn, hầu hết có mưa nhỏ hoặc mưa vừa. Mưa trong lúc triều cường đang ở đỉnh cao nên vùng hạ lưu sông Sài Gòn, Đồng Nai tình trạng ngập sâu xảy ra ở nhiều nơi trũng thấp từ ngày 4 - 7.11. Đỉnh triều tại Phú An và Nhà Bè ngang với đỉnh triều lịch sử năm 2016 là 1,68 m hoặc có thể hơn, tại Cần Thơ (sông Hậu), Vĩnh Long (sông Tiền) cũng có đỉnh triều cao vượt báo động 3, gây ngập sâu. Nhiều vùng trũng thấp, vùng ngoài đê bao ở vùng đầu nguồn sông Cửu Long, Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên cũng bị ngập do triều cường.
tin liên quan
Bếp trưởng '5 sao' bật mí chuyện nấu nướng cho đại biểu APEC ăn thật ngonChuyên gia ẩm thực Doãn Văn Tuấn đã có những chia sẻ với Thanh Niên xung quanh việc chuẩn bị công tác phục vụ ẩm thực cho Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 sẽ diễn ra tại Đà Nẵng vào tháng 11 này.
|
Sương mù có khả năng xuất hiện nhiều nơi, có lúc kéo dài đến trưa chiều với mật độ dày đặc, ảnh hưởng đến tầm nhìn xa và thuận lợi cho các loại sâu bệnh phát sinh phát triển gây hại đối với lúa đông xuân, hoa màu và các vườn cây trái chuẩn bị cho vụ tết.
Đặc biệt, đối với cây điều ở miền Đông Nam bộ cần chú ý bọ xít muỗi gây hại, trên cây xoài bệnh thán thư có nguy cơ phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết còn mưa ẩm kéo dài.
Sau đợt mưa và triều cường, bà con chuẩn bị xuống giống lúa đông xuân cần gieo sạ tập trung, né rầy và chú ý vấn đề tiêu thoát nước chống ngập úng. Ngoài ra, bệnh đạo ôn tiếp tục gây hại trên các trà lúa đẻ nhánh đến đòng trổ.
Các tỉnh phía bắc ít mưa và trời rét trong 7 ngày tới với nhiệt độ ban đêm 14 - 17oC, vùng núi cao dưới 10oC với sương mù xuất hiện nhiều nơi, cần chống rét cho gia súc gia cầm. Đối với các diện tích lúa mùa tiếp tục theo dõi bệnh do rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh khô vằn có khả năng gây hại.
tin liên quan
Vạn người Sài Gòn đòi sổ hồng chung cư tiền tỉ: Tiền nộp đủ sao chưa 'chính chủ'?Bỏ số tiền chắt chiu cả đời, đôi khi là tiền tỉ để mua một căn hộ chung cư, thế nhưng những cư dân lại phải liên tục làm đơn gửi đi các cấp chính quyền để đòi sổ hồng. Công cuộc gian nan này từ những năm qua không biết khi nào mới đi đến hồi kết?
Bình luận (0)