• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

10 ứng dụng y học cho năm 2016

21/01/2016 07:59 GMT+7

Năm 2015, ngành y tế thế giới ghi nhận nhiều bước tiến y học mang tính chất đột phá. Năm 2016, dự đoán những tiến bộ vượt bậc của ngành này sẽ ảnh hưởng lớn trong việc tầm soát và điều trị bệnh. Mời bạn cùng khám phá với Thời Trang Trẻ.

Bài: Bác sĩ Đào Ty Tách

 

1

 

1. Chế tạo vaccin nhanh hơn để ngăn ngừa dịch bệnh                                                   

Tiến bộ trong việc chế tạo thuốc chủng ngừa cho phép thầy thuốc trên toàn thế giới bao vây các bệnh nguy hiểm chết người trước khi chúng kịp lây lan. Sử dụng kỹ thuật di truyền, các nhà khoa học tìm ra siêu vi gây bệnh chính xác hơn đồng thời đưa phương pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhanh chóng. Chính phủ và các tổ chức y tế bị chỉ trích nhiều vì phản ứng quá chậm chạp trong trận dịch Ebola nhưng nay đang làm việc chặt chẽ hơn để cung cấp vaccin cho dịch Ebola và viêm màng não B chỉ trong mười hai tháng. Kỹ thuật chế tạo vaccin thay đổi rất nhiều và chúng ta không phải lo lắng vì các căn bệnh lây lan như trong quá khứ.

 

2

 

2. Chỉnh sửa gen bằng phương pháp CRISPR

Giáo sư Jennifer Doudna ở Đại học Berkeley phát hiện ra phương pháp CRISPR viết tắt của “clustered regularly interspaced short palindromic repeats” (thường xuyên lặp lại ngược xuôi ngắn từng nhóm) giúp xác định và loại bỏ gen xấu từ một sợi DNA, dùng thay đổi bộ mã di truyền một cách chính xác. Ông cắt một mẩu DNA từ tế bào người bệnh và thay thế bằng một đoạn mã di truyền khác. Đây được coi là cuộc cách mạng “khủng” trong ngành sinh học phân tử thế kỷ 21, thay đổi hoàn toàn nền y học trong tương lai.

 

3

 

3. Hệ thống lọc nước cho các nước đang phát triển

Các quan chức y tế đang thử nghiệm bộ vi xử lý nước thải chuyển đổi nước bẩn thành nước uống sạch. Một hệ thống lọc mới đang thí điểm ở Senegal hứa hẹn cung cấp nước sạch cho các nước nghèo đói. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có khoảng 700 triệu người trên thế giới đang uống nước ô nhiễm hàng ngày, góp phần lây lan nhiều căn bệnh chết người. Bộ xử lý nước thải mới do tỷ phú Bill Gates tài trợ có thể chuyển hóa chất thải thành nước uống sạch cho 100.000 người mỗi ngày.

 

2a

 

4. Xét nghiệm DNA tự do của thai nhi

Trong quá trình mang thai, một lượng nhỏ ADN tự do của thai nhi đi vào trong máu người mẹ nên xét nghiệm này có thể phát hiện nhiều nhiễm sắc thể bất thường. Mong muốn sinh con khỏe mạnh là nhu cầu chính đáng khi mang thai, nhưng nhiều bậc cha mẹ luôn bị ám ảnh về các bệnh tật di truyền. Nghiên cứu cho thấy xét nghiệm DNA tự do của thai nhi trong máu người mẹ giúp dự đoán sớm các bệnh bẩm sinh như hội chứng Down, hội chứng Edwards và dị tật ống thần kinh và đưa ra chẩn đoán chính xác hơn trong việc xét nghiệm máu và siêu âm thai.

 

6

 

5. Chân tay giả mà như chân tay thực

Công nghệ làm chân tay giả tiến bộ rất nhanh trong một vài năm gần đây nhằm giúp đỡ người tàn tật lấy lại cảm giác và cử động chân tay giả nhờ bộ cảm biến cấy vào não. Ở Thụy Điển, các nhà khoa học đã công bố những cánh tay giả đầu tiên kết nối với xương, dây thần kinh và cơ bắp của một người đàn ông cho phép người cụt chi, vốn là một tài xế xe tải, sử dụng chân tay giả của mình thao tác máy móc, bóc vỏ trứng và sinh hoạt hàng ngày. Các nhà nghiên cứu cũng cấy một hệ thống dây và điện cực dưới da cho hai người tàn tật khôi phục cảm giác bình thường. Tiến bộ này cải thiện cuộc sống hàng triệu người tàn tật trên thế giới.

 

5a

 

6. Tầm soát ung thư qua phân tích các dấu ấn sinh học 

Đây là công nghệ mới tầm soát các bệnh ung thư chính xác hơn và phát hiện sớm hơn các thay đổi cấu trúc chất đạm lưu thông trong máu. Khác với kiểm tra đột biến di truyền tìm nguy cơ ung thư, các dấu ấn sinh học (biomarker) giúp nhận dạng tế bào ung thư trong máu. Trước mắt, thầy thuốc dùng xét nghiệm này để sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và buồng trứng.

 

7

 

7. Thuốc đầu tiên cho quí bà lãnh cảm

Thật bất công cho phụ nữ vì thuốc men trị chứng rối loạn cương cho đàn ông rất đa dạng. Năm nay, cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ FDA vừa chấp thuận chất flibanserin, thuốc đầu tiên dùng điều trị chứng giảm ham muốn tình dục nơi quí bà hay chứng lãnh cảm nơi phụ nữ tiền mãn kinh, gọi tắt là HSDD (hypoactive sexual desire disorder). Thuốc nhằm khôi phục ham muốn tình dục của phái đẹp trở về mức bình thường chứ không phải là thuốc kích dục.

 

4

 

8. Tư vấn sức khỏe từ xa

Từ nay thầy thuốc theo dõi sức khỏe từ xa, phát hiện các rối loạn mà người bệnh không cần đến bệnh viện hay phòng mạch. Nhờ các cảm biến sinh học theo dõi nồng độ đường trong máu, acid uric, mỡ trong máu, nồng độ calci và kali mà thầy thuốc có thể cho lời khuyên từ xa. Thiết bị điều khiển từ xa này còn đọc các phân tử mồ hôi để chẩn đoán thai, tình trạng tim mạch và bệnh cao huyết áp. Công nghệ này không chỉ cách mạng hóa dịch vụ chăm sóc sức khỏe, mà còn cắt giảm đáng kể chi phí cho người bệnh và các công ty bảo hiểm.

 

9

 

9. Thiết bị làm tan cục máu đông

Một cơn đột quỵ có thể giết chết hay vĩnh viễn gây tàn phế cho người bệnh trong vòng vài giờ, nhưng trong nhiều năm nay thầy thuốc chỉ điều trị bằng một loại thuốc làm tan cục máu đông mà không phải lúc nào cũng hiệu quả. Từ năm nay, y học chế tạo ra một thiết bị nhỏ luồn vào trong dòng máu để tóm gọn và loại bỏ cục máu đông chết người này. Các nghiên cứu chỉ ra rằng người bệnh điều trị bằng thiết bị này phục hồi nhanh hơn và dự kiến triển khai rộng rãi trong bệnh viện vào năm tới.

 

10

 

10. Thử nghiệm lâm sàng dựa trên bản đồ gen 

Bản đồ gen người ra đời thắp lên hy vọng sống còn cho nhiều người bệnh mắc bệnh hiểm nghèo đặc biệt là bệnh ung thư. Với thử nghiệm lâm sàng dựa trên bản đồ gen, thời gian thí nghiệm rút ngắn hơn rất nhiều so với phương pháp truyền thống. Các xét nghiệm di truyền hiện nay cho phép y học nhắm mục tiêu vào các dấu ấn DNA giúp tăng tốc độ thử nghiệm lâm sàng. Thầy thuốc dùng bản đồ gen để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả sớm nên người bệnh ung thư giai đoạn cuối không phải chờ đợi quá lâu.

 

 

Top
Top