• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Bước chuyển độc đáo với gấm Nhật trên trang phục Việt

23/11/2024 11:52 GMT+7

Nhà thiết kế Cao Minh Tiến (Hà Nội) vừa gây ấn tượng mạnh mẽ khi sử dụng chất liệu gấm dạ Obi, một loại vải truyền thống Nhật Bản, để thiết kế trang phục Việt.

Thời trang Việt không ngừng hội nhập và quốc tế hóa. Một mặt các nhà thiết kế (NTK) tìm cách truyền tải chất liệu văn hóa truyền thống lên trang phục để giới thiệu quê hương, vùng miền. Mặt khác lại sử dụng các chất liệu ngoại để tìm ra điểm giao thoa văn hóa hài hòa nhất trên từng sản phẩm. Điều đó kéo theo những sáng tạo đầy thú vị và biến hóa, ví dụ như cổ phục Việt hoặc các trang phục Việt lấy cảm hứng cổ từ chất liệu gấm Obi của Nhật Bản mà NTK Cao Minh Tiến vừa giới thiệu.

Kết hợp gấm Nhật và cổ phục Việt, fan thời trang thích thú

Có cấu trúc đặc biệt mang đậm nét văn hóa Nhật Bản, gấm dạ Obi là chất liệu khó ứng dụng vào trang phục Việt cổ. Tuy nhiên, trong bộ sưu tập mới nhất của mình, Cao Minh Tiến đã khéo léo kết hợp loại gấm này với các chất liệu truyền thống Việt như lụa và tơ tằm, tạo nên những thiết kế vừa mang đậm bản sắc dân tộc, vừa mang hơi thở quốc tế.

Theo chia sẻ của NTK, mỗi mảnh gấm mà anh tâm huyết đưa vào đây đều là độc bản và được làm thủ công, đòi hỏi sự tinh tế trong cách xử lý. "Việc kết hợp gấm Nhật với màu sắc và chất liệu truyền thống Việt không chỉ là bài toán sáng tạo mà còn là cách tôi kể câu chuyện giao thoa giữa hai nền văn hóa", Cao Minh Tiến cho biết.

Bước chuyển độc đáo với gấm Nhật trên trang phục Việt- Ảnh 1.

BST Đủng đỉnh của NTK Cao Minh Tiến vừa giới thiệu khiến các fan và chuyên gia thời trang thích thú vì sự phối kết hợp khéo léo cả về chất liệu, kỹ thuật và thẩm mỹ

ẢNH: CAO MINH TIẾN

Bước chuyển độc đáo với gấm Nhật trên trang phục Việt- Ảnh 2.

Trang phục Việt sử dụng chất liệu ngoại tạo nên một sự giao hòa văn hóa tuy ẩn nhưng lại đầy kích thích, thú vị

ẢNH: CAO MINH TIẾN

Bước chuyển độc đáo với gấm Nhật trên trang phục Việt- Ảnh 3.

Thiết kế lấy cảm hứng từ cổ phục Việt, sử dụng gấm và hoa văn độc đáo của Nhật Bản tạo ra một sản phẩm sáng tạo trong một cái nhìn mới mẻ

ẢNH: CAO MINH TIẾN

Liên kết văn hóa và hòa nhịp

Sử dụng chất liệu ngoại như gấm Nhật không chỉ mang đến sự mới mẻ trong thiết kế mà còn là cách để Cao Minh Tiến mở rộng thị trường và khẳng định vị thế của thời trang Việt trên bản đồ quốc tế. Những sản phẩm này không chỉ mang tính ứng dụng cao mà còn chứa đựng giá trị văn hóa, góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới.

NTK Cao Minh Tiến chia sẻ: "Tôi luôn muốn thời trang Việt không chỉ giữ được nét đẹp truyền thống mà còn phải đủ sức hội nhập quốc tế. Sự kết hợp giữa gấm Nhật và cổ phục Việt chính là một cách để chúng ta kể câu chuyện văn hóa theo cách sáng tạo và hiện đại nhất".

Bước chuyển độc đáo với gấm Nhật trên trang phục Việt- Ảnh 4.

Gấm Obi Nhật Bản là loại vải dùng để làm obi (kiểu khăn thắt lưng mặc với trang phục truyền thống). Gấm Obi Nhật Bản có nhiều loại như: chirimen (vải crepe có họa tiết hoa màu sắc); gấm vàng đen (một kiểu thiết kế hình bông hoa); gấm vàng (họa tiết dệt thanh lịch gồm quạt và hoa); dải Noshi (dệt vào vải); họa tiết quạt, chim và hoa (dệt vào vải)...

ẢNH: NVCC

Bước chuyển độc đáo với gấm Nhật trên trang phục Việt- Ảnh 5.

Tính trang trọng của Obi được xác định bởi thiết kế, chất liệu và cách sử dụng. Những tấm vải gấm dày thường được mặc trong những dịp hoặc thiết kế trang trọng, trong khi Obi lụa nhẹ được mặc trong những dịp hoặc thiết kế bình thường.

ẢNH: NVCC

Cùng quan điểm, NTK Phạm Ngọc Anh cho biết chị vẫn thường xuyên ra nước ngoài để tìm chất liệu về sản xuất. Chị nói: "Nhiều khách hàng châu Âu của tôi rất vui khi sang Việt Nam du lịch, chơi, mua đồ lại được thấy những phụ liệu ren, tua (rất nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ) trên các thiết kế áo dài cách tân mà tôi giới thiệu. Nhiều người không nghĩ một thị trường châu Á nhỏ như Việt Nam lại cập nhật nguyên phụ liệu đến vậy".

Chị Phạm Ngọc Anh cũng cho biết, nhiều nhà cung cấp vải lâu năm cho các thương hiệu thời trang lớn của thế giới như Chanel hay Louisvuitton… vẫn ưu tiên dành một số lượng vải nhất định cho chị khi có nhu cầu làm hàng. Ngoài ra, để làm mới mẻ các thiết kế chủ đạo của La Phạm như áo dài, chị Ngọc Anh cùng các cộng sự thường xuyên sang chợ phụ liệu Sham Shui Po (Hongkong) để tìm mua các nguyên phụ liệu cập nhật xu hướng.

Bước chuyển độc đáo với gấm Nhật trên trang phục Việt- Ảnh 6.
Bước chuyển độc đáo với gấm Nhật trên trang phục Việt- Ảnh 7.
Bước chuyển độc đáo với gấm Nhật trên trang phục Việt- Ảnh 8.

Thổ Nhĩ Kỳ nổi tiếng bởi sản phẩm thời trang thủ công và cả nguyên phụ liệu độc đáo như các loại tua, ren, voan đẹp mắt, đa dụng

ẢNH: LA PHẠM

Cách làm như của các NTK Cao Minh Tiến, Phạm Ngọc Anh đã giúp thu hút sự chú ý của khách hàng quốc tế, góp phần để thời trang Việt hòa nhịp tốt hơn. Không chỉ tạo nên những bộ sưu tập đẹp mắt, họ còn giới thiệu những Việt phục theo cách đầy mới mẻ và tạo ra những câu chuyện giao thoa văn hóa đầy ý nghĩa.

Bước chuyển độc đáo với gấm Nhật trên trang phục Việt- Ảnh 9.

NTK Cao Minh Tiến vốn nổi danh bởi các bộ sưu tập mang đậm tính truyền thống, đầy âm hưởng vùng cao và sự sáng tạo qua các kết hợp linh hoạt

ẢNH: NVCC

Bước chuyển độc đáo với gấm Nhật trên trang phục Việt- Ảnh 10.

NTK Cao Minh Tiến cho biết dùng gấm Obi cho trang phục Việt không dễ. Để hoàn thiện, anh đã phải có một quá trình làm việc tỉ mỉ, phức tạp, đưa ra yêu cầu cao đối với kỹ năng của những nghệ nhân và thợ thủ công lành nghề.

ẢNH: CAO MINH TIẾN

Bước chuyển độc đáo với gấm Nhật trên trang phục Việt- Ảnh 11.

Cổ phục Việt trên loại vải độc đáo của Nhật thu hút sự chú ý của fan thời trang Việt, Nhật và được đánh giá cao về tay nghề thủ công

ẢNH: CAO MINH TIẾN

Top
Top