Ngày nay, không có gì lạ khi nhìn thấy một gương mặt châu Á trên các sàn diễn đình đám, cũng như trong chiến dịch quảng cáo hoặc trên bìa tạp chí yêu thích của bạn.
Chúng ta sống trong một thời kỳ nơi chiến dịch quảng cáo Bulgari của Thư Hiểu Văn hoặc trang bìa tạp chí i-D của Hà Tuệ không thu hút được sự chú ý chỉ bằng sắc tộc của người mẫu.
Tuy nhiên, chúng ta nhớ cách đây không lâu - chúng ta bị chi phối bởi gò má cao của Sasha Pivovarova, gương mặt sành điệu của Natalia Vodianova và mái tóc giả màu nâu, như con trai của Freja Beha - khi các người mẫu da trắng áp đảo, cho dù là người châu Âu hoặc Mỹ.
Vào năm 2005, người mẫu Trung Quốc Đỗ Quyên, 22 tuổi, góp mặt trong các chương trình Marc Jacobs và Diane von Furstenberg. Đây là thời điểm khi số gương mặt châu Á xuất hiện trong giới thời trang cao cấp rất ít.
“Tôi nhớ, chỉ có hai gương mặt châu Á khác: siêu mẫu Hàn Quốc Hye Park và người mẫu Nhật Bản Ai Tominaga. Thông thường, chỉ có một người mẫu châu Á tham gia trong mỗi buổi diễn”, cô nhớ lại. “Để có cơ hội sải bước cho các thương hiệu uy tín là một chuyện vô cùng khó khăn”.
Cùng năm đó, Đỗ Quyên được chọn lên bìa số đầu tiên của Vogue Trung Quốc, số tháng 9, chuyện này dẫn đến một bước đột phá khác. “Sau khi chụp hình, tôi được yêu cầu chụp bìa Vogue Pháp với người mẫu Úc Gemma Ward”.
Cô trầm ngâm, “Đó là sự may mắn hay định mệnh?” Có lẽ là cả hai, là người mẫu châu Á đầu tiên xuất hiện trên bìa tạp chí danh giá như vậy, cô đã nhanh chóng tìm được đường lên sàn diễn nhiều hơn cho các cái tên như Chanel, Oscar de la Renta và Versace, cùng các chiến dịch quảng cáo cho Louis Vuitton và Yves Saint Laurent.
Dù sự khởi đầu dữ dội trong sự nghiệp của Đỗ Quyên đã mang lại cho cô vai trò người mở đường, phá bỏ những rào cản trong làng thời trang để sau này nó chào đón nhiều gương mặt châu Á hơn như Lưu Văn, Tôn Phi Phi và Tao Okamoto vào cuối những năm 2000, nhưng ban đầu Đỗ Quyên có những ước mơ khác.
“Tôi học múa ba lê từ khi còn nhỏ”, cô thổ lộ. “Thật không may, chiều cao 1m77 của tôi đã trở thành vấn đề”. Sau 9 năm, Đỗ Quyên phải từ bỏ việc theo đuổi múa chuyên nghiệp vì chiều cao quá khổ và chuyển hướng từ sân khấu sang sàn diễn.
Mặc dù vậy, cô thừa nhận những lợi thế của việc học múa trong gần một thập kỷ: “Chắc chắn có sự khác biệt đối với một người đã được đào tạo múa ba lê chuyên nghiệp như tôi. Múa ba lê rất khó, và đã tạo cho tôi sức chịu đựng và sự quyết tâm - cả về thể chất lẫn tinh thần”.
Thật vậy, việc đào tạo múa ba lê đã chuẩn bị cho cô những ngày đầu làm người mẫu, giúp cô có được sức bền và tính chăm chỉ cần thiết để thành công trong lĩnh vực khắc nghiệt như vậy.
“Khi mới ra nước ngoài, tôi sống trong nhà trọ với nhiều người mẫu khác. Tôi không có bạn bè, tôi không nói được tiếng, và tôi không biết cách chuyển tàu” cô tâm sự. “Hằng ngày, tôi mang theo tập hồ sơ vô cùng nặng cùng đôi giày cao gót trong túi xách, đi dự tuyển hơn 20 buổi/ngày - cứ thế cho đến khi tôi được chọn”.
Đó là thời điểm trước khi có mạng xã hội, điện thoại thông minh và Google, điều đó có nghĩa nhiều thứ mà chúng ta cho là đương nhiên vào thời điểm này không phải là một lựa chọn cho cô vào ngày ấy.
“Tôi sẽ nhận được lịch làm việc vào ngày hôm sau qua fax. Bất cứ điều gì xảy ra tiếp theo và mọi quyết định đều do tôi tự mày mò”. Ngày nay, khi những người mẫu trẻ xin cô lời khuyên, thì quyết tâm và độc lập là điều Đỗ Quyên nhấn mạnh.
Và đó cũng có lẽ là lý do tại sao cô là một trong những người mẫu hiếm hoi - hoặc kiểu người của công chúng cho vấn đề đó - vẫn chưa lên mạng xã hội, thậm chí ngày nay khi lượt theo dõi Instagram hoặc Weibo của một người có thể tạo điều kiện và là yếu tố quyết định liệu một người có thể tìm được một công việc hay không.
Dù chuyện tự chủ là một phần quan trọng trong việc làm nên thành công của cô, nhưng cuối cùng, thời trang là một lĩnh vực mang tính hợp tác và cô không quên nhiều người những người góp sức làm nên một buổi chụp hình quảng cáo hoặc buổi diễn.
Đỗ Quyên không nêu tên ở đây, nhưng thừa nhận cả những người cũ lẫn những gương mặt mới mà cô đã làm việc chung vì sự phát triển của cô, và nhấn mạnh quá trình hơn là sản phẩm cuối cùng như những kỷ niệm mà cô sẽ ghi nhớ.
Vào đầu những năm 2010, Đỗ Quyên ngày càng ít xuất hiện trên đường băng, hầu như chỉ tập trung vào các chiến dịch quảng cáo và công việc biên tập cho tạp chí.
Năm 2013, cô bắt tay vào một nỗ lực mới. Cô xuất hiện lần đầu trên màn ảnh rộng trong vai Tô Mai cùng với nam diễn viên Huỳnh Hiểu Minh, trong American Dreams in China của đạo diễn Trần Khả Tân, một bộ phim kể về câu chuyện những người trẻ đầy hoài bão trong thời điểm khi Trung Quốc mở cửa vào những năm 1980, qua lăng kính hài hước.
“Tôi là một tấm giấy trắng. Có thể Trần Khả Tân đã nhìn thấy sự cộng hưởng của Tô Mai trong tôi từ những trải nghiệm của tôi trong quá khứ, đó là lý do tại sao tôi được chọn”, Đỗ Quyên thổ lộ.
“Tôi rất biết ơn anh, vì bộ phim đã mở ra cánh cửa cho tôi và tạo điều kiện cho tôi bước vào một lĩnh vực hoàn toàn khác”. Tô Mai trở thành nhân vật đầu tiên trong một loạt các nhân vật mà cô thể hiện.
Sau đó, cô hóa thân một người pha chế trong See You Tomorrow của Vương Gia Vệ, và một hacker trong Europe Raiders cũng do Vương Gia Vệ đồng đạo diễn và còn nhiều phim khác nữa.
Việc chuyển từ người mẫu sang diễn viên không hề dễ dàng - làm người mẫu dựa trên khả năng cùng với cá tính trong khi diễn xuất đòi hỏi Đỗ Quyên phải học cách hóa thân.
“Cách chúng tôi thể hiện bản thân trong nghề người mẫu là trực tiếp và rất riêng, nhưng diễn xuất đòi hỏi một sự hiểu biết khác để làm tròn vai”, cô tâm sự.
“Là một diễn viên, tôi vẫn đang học hỏi, thậm chí cho đến tận bây giờ”. Nhưng cô đã cố gắng tìm thấy tính nhân văn trong tất cả các nhân vật của mình, ít nhất là ở cấp độ tiềm thức, vì cô thấy chính mình trong mỗi một nhân vật.
“Tất cả họ đều được kết nối bằng cách nào đó trong cái tôi của họ, sự độc lập, sự bền bỉ và khát vọng cho một tương lai tươi sáng hơn - trong khi tình cảm mỏng manh. Theo một cách nào đó, tôi cảm thấy tính cách tôi gần giống họ”.
Vai tiếp theo mà Đỗ Quyên hình dung mình sẽ đảm nhận là kể về cô là ai một cách cơ bản; một cá nhân người không ngại hướng đến các vì sao với quyết tâm để hỗ trợ cho người khác. “Đó là một vai đáng mong đợi, nhưng khó có được, vì những vai đó không xuất hiện thường xuyên”, cô trần tình.
Khi cô nhìn thấy tương lai của mình, góc nhìn của cô là một góc nhìn hợp lý và bắt nguồn từ thực tế. Đỗ Quyên tự tin cô sẽ không ngừng phát triển và cho rằng quỹ đạo người mẫu của cô đã thấm nhuần kỷ luật để luôn là phiên bản tốt nhất của chính mình.
Tuy nhiên, cô vẫn nhớ múa ba lê, và trong khi khẳng định sự nghiệp người mẫu kiêm diễn viên là sự nghiệp mà cô yêu thích, cô vẫn nghĩ về tình yêu múa trong quá khứ.
“Tôi mê múa ba lê cho đến tận bây giờ. Khoảnh khắc hạnh phúc nhất của tôi là khoảng thời gian tôi múa với những người bạn và tham gia buổi họp mặt của trường. Tôi ghen tị với cuộc sống của họ khi họ được đắm chìm trong vẻ đẹp của múa ba lê”.
Và trong khi cô tiếp tục lên bìa các tạp chí, tham gia các chiến dịch quảng cáo, thỉnh thoảng sải bước trên đường băng và ra mắt phim (bộ phim gần đây nhất của cô được chiếu vào năm 2019), đại dịch COVID-19 có lẽ đã dạy cho tất cả chúng ta rằng không có gì là cố định - ngoại trừ việc chúng ta là ai và các giá trị mà chúng ta giữ gìn.
Chuyện tương tự cũng xảy ra với Đỗ Quyên, người thể hiện tinh thần kiên cường trong chuyện mở đường để có được các hợp đồng cách đây hơn 15 năm, khi cô tuyên bố, “Tôi không sợ gì cả”.
theo Cosmopolitan, Harper’s Bazaar