• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang 24/7

Cô dâu Cao Bằng chỉ cách mix áo cưới Nhật Bình thật chất

20/08/2020 08:00 GMT+7

Bộ ảnh cưới của cô dâu Cao Bằng – Thùy Anh từng “làm nóng” truyền thông. Thời Trang Trẻ đã được cặp đôi và hội bạn thân – những người cùng lên kế hoạch tổ chức đám cưới trong mơ chia sẻ cách kết hợp áo Nhật Bình - Diện cổ phục Việt trong lễ cưới.

Cô dâu mặc áo Nhật Bình, chú rể mặc áo Tấc đỏ. Ảnh: Đàm Anh

Nhật Bình được xem là lễ phục, áo Tấc xếp vào thường phục theo quy chuẩn thời Nguyễn. Tuy nhiên cặp đôi Thùy Anh và Thành Nam vẫn chọn áo Tấc đỏ mặc cùng Nhật Bình. Gam màu đỏ thể hiện chữ Hỷ trong ngày cưới, áo Nhật Bình được xem là “đỉnh cao của cái đẹp” vì sự cầu kỳ lộng lẫy của kiểu áo và họa tiết, do đó khi kết hợp cùng áo Tấc sẽ vừa tạo được sự thoải mái và vẻ đẹp giản dị phóng khoáng cho chú rể.

Cùng nhóm bạn thân lên kế hoạch về một đám cưới mang bóng dáng hồn xưa, cặp đôi đã tự thiết kế phông nền họa tiết đôi hạc phi thiên kết hợp cùng bình hoa Thiên Điểu.

Chú rể cùng hội bạn đều diện áo Tấc. Ảnh Đàm Anh

Người mặc Nhật Bình cổ không đội nón lá trên mấn hay khanh vành. Tuy nhiên theo tập quán của vùng miền và gia đình hai bên (Hà Nam và Cao Bằng), cô dâu không thể thiếu chiếc nón lá do mẹ đẻ hoặc mẹ chồng đội cho trước khi ra khỏi nhà mẹ đẻ. Chiếc nón lá mang ý nghĩa dù ngoài kia có bao nhiêu nhọc nhằn thị phi thì gia đình đôi bên vẫn luôn che chở và ở bên hai vợ chồng.

Ảnh Đàm Anh

Khi xưa, vạt cổ áo Nhật Bình được coi là một trong số những họa tiết tinh hoa của chiếc áo. Chính vì thế với áo Nhật Bình mặc ngoài, áo ngũ thân bên trong là đã rất vừa vặn. Dù có thêm bất kì phụ kiện nào ngoài quy chuẩn cũng bị xem là thừa. Các phụ kiện như kiềng vàng bạc, các bậc tiền nhân sẽ trang diện kiềng ngoài lớp áo ngũ thân lót, và bên trong lớp cổ áo Nhật Bình. Điều này thể hiện sự tinh tế của người xưa.

Tuy nhiên, vào ngày cưới, người Việt thường có phần trao của hồi môn hoặc tặng quà cho cô dâu chú rể. Điều quan trọng nhất trong ngày cưới là giữ hòa khí lễ độ, đặc biệt là thể hiện lòng biết ơn người thân đã tặng quà. Vì thế cô dâu Thùy Anh vẫn đeo vòng kiềng vàng ngoài áo Nhật Bình.

Ảnh Đàm Anh

Tràng hạt và trâm cài khăn đóng được sử dụng vì ý nghĩa tâm linh nhưng cách mix max rất khéo không làm rối và mất đi sự hài hòa của trang phục.

Ảnh Đàm Anh

 

Ảnh Đàm Anh

Mời bạn xem thêm bộ ảnh cưới của cô dâu Thanh Vân và chú rể Jonathan Poltak Samosir. Cô dâu Thanh Vân mặc áo Nhật Bình, chú rể mặc áo Tấc hai lớp xanh đen ngoài, đỏ bên trong.

Ảnh: Mỳ Tôm

Là người Việt nhưng Thanh Vân chưa từng biết hay tìm hiểu về trang phục cổ. Đến khi được anh Jonathan Poltak Samosir - chồng của Vân lại rất thích tìm hiểu về lịch sử văn hoá Việt Nam.

Khi được chồng đưa đi xem đồ cưới tại Hà Nội, Thanh Vân đã đi từ bất ngờ đến ngạc nhiên và rồi mê mẩn họa tiết của áo Nhật Bình.

Ảnh: Mỳ Tôm

Ảnh: Mỳ Tôm

Ảnh: Mỳ Tôm

Ảnh: Mỳ Tôm

Ảnh: Mỳ Tôm

Trong lễ cưới tổ chức tại Hội An vào tháng 9/2020 sắp tới, cặp đôi tiếp tục mặc Nhật Bình và áo Tấc vì tình yêu của cả hai dành cho cổ phục Việt và cũng để giới thiệu cổ phục Việt đến với bạn bè của cả hai.

Cám ơn V'style - Việt Cổ Phục Cách Tân đã giúp Thời Trang Trẻ thực hiện BST này.

 

Top
Top