• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Có dễ để trở lại Quốc tịch Việt Nam?

06/09/2015 08:22 GMT+7

Bạn đọc Nguyễn Phương Uyên gởi thư về tạp chí Thời Trang Trẻ hỏi “Tôi đã định cư ở nước ngoài và nhập quốc tịch Pháp theo chồng từ năm 2013 và không còn giữ Quốc tịch Việt Nam. Nay tôi muốn trở lại quốc tịch Việt Nam thì tôi phải làm gì? Liệu con trai tôi đã 10 tuổi có thể thay đổi thành quốc tịch Việt Nam hay không.

 

passportimage

 

Thời Trang Trẻ đã mời Luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP. HCM tư vấn cho chị Phương Uyên như sau:

Quy định về người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Theo quy định tại Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Trong đó, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được hiểu là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Để trở lại quốc tịch Việt Nam thì bạn phải thuộc các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, được sửa đổi, bổ sung năm 2014 như đã trình bày ở trên.

Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam
  1. Theo quy định tại Điều 24 Luật Quốc tịch Việt Nam, hồ sơ xin trở lại quốc tịch gồm các tài liệu nêu sau:
  2. Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam;
  3. Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;
  4. Bản khai lý lịch;
  5. Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốctịchViệt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
  6. Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam;
  7. Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định.

Quy định về nhập tịch cho con chưa thành niên

Điều 35 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, được sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định khi có sự thay đổi về quốc tịch do nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam của cha mẹ thì quốc tịch của con chưa thành niên sinh sống cùng với cha mẹ cũng được thay đổi theo quốc tịch của họ.

Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ được nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam thì con chưa thành niên sinh sống cùng với người đó cũng có quốc tịch Việt Nam hoặc mất quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ.

Trường hợp cha hoặc mẹ được nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam thì con chưa thành niên sinh sống cùng với người đó cũng có quốc tịch Việt Nam, nếu cha mẹ không thỏa thuận bằng văn bản về việc giữ quốc tịch nước ngoài của người con.

Do đó, khi bạn được trở lại quốc tịch Việt Nam, con của bạn cũng có quốc tịch Việt Nam, nếu giữa bạn và chồng bạn không có văn bản thỏa thuận về việc vẫn giữ quốc tịch nước ngoài của người con. Trong trường hợp này, bạn phải nộp bản sao Giấy khai sinh của người con hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ mẹ con và văn bản thỏa thuận của vợ chồng bạn về việc trở lại quốc tịch Việt Nam của con.

 

 

Top
Top