• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Có nên mua hàng hiệu cho con?

13/02/2025 16:00 GMT+7

"Không có giày hàng hiệu và điện thoại thông minh mới nhất, bạn chẳng là ai cả", đó là quan điểm rõ ràng của các bạn trẻ thế hệ Gen Anlpha và cả một bộ phận Gen Z bày tỏ trên mạng xã hội.

Độ tuổi tiếp cận hàng hiệu ngày càng trẻ hóa

Có nên mua hàng hiệu cho con?- Ảnh 1.

Áo khoác mùa đông Moncler đắt tiền đã trở thành đồng phục học sinh "con nhà giàu" ở Hàn Quốc

ẢNH: FINANCIAL TIMES

Trong bối cảnh tỷ lệ sinh thấp và nền kinh tế suy thoái, thị trường hàng hiệu cho trẻ em ở các nước châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam… lại đang phát triển mạnh mẽ. Năm 2023, doanh số bán hàng của các thương hiệu thời trang trẻ em cao cấp như Fendi và Givenchy tại Lotte Department Store đã tăng 10%, trong khi tại Hyundai Department Store, doanh số của Fendi và Dior đã tăng 27%.

Có nên mua hàng hiệu cho con?- Ảnh 2.

Các đôi giày thương hiệu cao cấp được con của một gia đình Hàn Quốc sử dụng

ẢNH: FINANCIAL TIMES

Xu hướng "10 túi tiền" (cha mẹ, ông bà, cô dì chú bác cùng chi tiêu cho một đứa trẻ) đang giúp thị trường hàng hiệu cho trẻ em ở các nước Đông Á phát triển mạnh, trong khi ngày càng nhiều gia đình chỉ sinh một con hoặc không sinh con. Ngành công nghiệp bán lẻ đang nhắm vào các bậc cha mẹ thuộc thế hệ MZ (Millennials và Gen Z) với các chiến dịch tiếp thị nhắm đến "VIB" (Very Important Baby - đứa bé vô cùng quan trọng). Tháng 7.2024, tờ Financial Times của Anh đã giới thiệu về cơn sốt tiêu dùng hàng hiệu cho trẻ em tại Hàn Quốc. Financial Times trích dẫn thống kê của Euromonitor cho biết thị trường hàng hiệu cho trẻ em tại Hàn Quốc đã tăng trưởng hơn 5% trong 5 năm qua, chỉ đứng sau Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.

Có nên mua hàng hiệu cho con?- Ảnh 3.

Thương hiệu thời trang cao cấp dành cho trẻ em Thom Browne chia sẻ một chiến dịch mới siêu thực và vô cùng đáng yêu cho bộ sưu tập trẻ em mùa xuân

ẢNH: FINANCIAL TIMES

Trong văn hóa phương Đông đặc biệt ở Hàn Quốc, Trung Quốc và cả Việt Nam nơi người ta thường để ý đến ánh nhìn của người khác trong môi trường cạnh tranh gay gắt, các bậc phụ huynh không muốn con mình trông tầm thường nên mua sắm hàng hiệu cho con. Hầu hết các gia đình chỉ có một con sẵn sàng mua sắm hàng hiệu cho con cái, điều này dẫn đến việc độ tuổi tiếp cận hàng hiệu ngày càng trẻ hóa.

Lee Jong Kyu, giám đốc của nhà mốt Ý - Etro ở Hàn Quốc và cựu giám đốc của Dior Korea cho biết, hàng xa xỉ đã trở thành một công cụ tốt cho việc này. Áo khoác mùa đông Moncler đã trở thành đồng phục học sinh dành cho thanh thiếu niên. Được biết, các phiên bản cổ điển của áo khoác này có giá bán lẻ từ 1.500 - 2.500 USD (tương đương 35 - 65 triệu đồng)/chiếc.

"Tặng con hàng hiệu với hy vọng tương lai con biết kiếm tiền giỏi"

Có nên mua hàng hiệu cho con?- Ảnh 4.

"Với những gia đình có thu nhập cao, con được mặc đẹp hàng xịn, đắt tiền đó là chuyện bình thường", Dr. Sam Nguyễn - chuyên gia tâm lý cho biết

ẢNH: NVCC

Dr. Sam Nguyễn cho rằng: "Cho con cái ăn mặc đẹp cũng là một cách để trẻ phát triển. Trẻ được tận hưởng những dịch vụ cao thì sẽ có những ý tưởng, nguyện vọng, ước mơ, mục đích phấn đấu cao hơn. Ăn mặc đẹp cũng giúp các con phát triển gu thẩm mỹ. Bởi chẳng ai phủ nhận được là hàng hiệu thì rất đẹp, rất chất lượng. Xã hội phát triển, đời sống phải nâng lên. Tôi tin các bậc cha mẹ không ai muốn kéo con nhìn về phía sau mà hướng con nhìn lên phía trước để bản thân luôn nỗ lực, cố gắng để có được cuộc sống như ý.

Một bé gái 5 tuổi sẽ không bao giờ yêu cầu một món đồ có thương hiệu. Tuy nhiên khi trẻ lên 6 hoặc 7 tuổi, việc so sánh với bạn bè đồng trang lứa trở thành trọng tâm. Với những gia đình có thu nhập cao, con được mặc đẹp hàng xịn, đắt tiền đó là chuyện bình thường. Tôi ví dụ, nếu lương của vợ chồng là 100% thì việc họ chi ra 10% hay 20% cho ăn mặc thì có sao. Thu nhập của vợ chồng là 200 triệu đồng/tháng (có người còn cao hơn) thì chi 40 triệu đồng/tháng cho ăn mặc, có gì là sai?".

Chuyên gia cũng cho rằng cách dạy con học về tài chính sớm và việc giúp con thích những món đồ đắt tiền và chất lượng không có gì là sai. "Con phải biết giá trị của đồng tiền để sau này trở thành người kiếm tiền giỏi".

Có nên mua hàng hiệu cho con?- Ảnh 5.

"Những món đồ cho con trẻ, bậc phụ huynh nên lựa chọn theo 80% là các thiết kế cơ bản, kinh điển và không bao giờ lỗi mốt. 10% tiếp theo là những món đồ hợp xu hướng và 10% còn lại là trang phục theo mùa", nhà cố vấn và định hình phong cách Sophie Hà Nguyễn cho hay

ẢNH: NVCC

Theo chia sẻ của nhà cố vấn và định hình phong cách Sophie Hà Nguyễn, "buy less, choose well and make it last" (hãy mua ít thôi, lựa chọn kỹ hơn và sử dụng chúng thật lâu và luôn hợp thời trang) là phương châm mua sắm thông minh và phù hợp với xu hướng thời trang bền vững hiện nay. Khi đi mua sắm, nếu tìm được món đồ nằm trong phần 80%, bạn có thể đầu tư một thiết kế chất lượng để sử dụng lâu dài. Và một trong những điều quan trọng nhất khi còn nhỏ là bạn phải hiểu được tầm quan trọng của tiền bạc, vì một khi đã có được thì rất khó để thay đổi nó, con bạn phải được dạy rằng để kiếm được bạn phải đổ mồ hôi.

Top
Top