• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Giữ dáng

Công nghệ làm đẹp Mesotherapy

23/10/2020 19:00 GMT+7

Mesotherapy là một trong những phương pháp làm đẹp không xâm lấn hiện đang nổi lên như một cứu cánh của nhiều chị em, với nhiều ưu điểm vượt trội giúp giải quyết các vấn đề về da và tái tạo đường nét cơ thể tương đối an toàn và hiệu quả.

Mesotherapy là phương pháp xâm nhập tối thiểu bằng cách dùng mũi kim siêu nhỏ để dẫn thuốc, dung dịch vào trong hoặc dưới da. Phương pháp này không phải là một điều trị cụ thể gì mà chỉ là một biện pháp phân bố thuốc. Các chất sử dụng có thể là hormone, emzyme, dinh dưỡng, vi lượng…
Phương pháp dùng kim để chữa bệnh đã có từ rất lâu, khoảng những năm 400 trước Công nguyên, với việc dùng gai xương rồng để làm giảm đau vai. Người Trung Quốc sử dụng châm cứu cách đây khoảng 2.000 năm. Sau đó, đến khi phát minh ra kim có lỗ thì người ta đã dùng nó để tiêm các chất vào, điều trị cho người bệnh từ thế kỷ 19.
Với nhiều ưu điểm vượt trội, giúp giải quyết các vấn đề về da và tái tạo đường nét cơ thể mà không gây đau trong quá trình điều trị, không tốn nhiều thời gian, phù hợp với nhiều người và tương đối an toàn.... nên phương pháp này hiện đang phát triển rất mạnh. Phổ biến ở các nước châu Âu, Nam Mỹ và gần đây là ở Mỹ và các nước châu Á với khoảng 18.000 bác sĩ trên toàn thế giới sử dụng nó.
Tiến sĩ - bác sĩ Vũ Nguyệt Minh - chuyên khoa da liễu
Tuy nhiên, theo tiến sĩ - bác sĩ Vũ Nguyệt Minh - chuyên khoa da liễu, thì mặc dù phương pháp này có rất nhiều ưu điểm nhưng đôi khi cũng gặp các biến chứng cả tại chỗ và toàn thân. Do đó, bác sĩ luôn luôn cần lựa chọn đúng bệnh nhân, tuân thủ đúng chỉ định, chống chỉ định và quy trình thực hiện. Các chị em có nhu cầu làm đẹp bằng biện pháp mesotherapy, nên đến các cơ sở có uy tín và được cho phép sử dụng phương pháp này để được tư vấn cụ thể.
Hiểu rõ hơn về Mesotherapy
Phương pháp này có 2 cơ chế tác động để tạo nên hiệu quả trị liệu, đồng thời giúp làm giảm liều lượng thuốc dùng cho trị liệu: Tác động cơ học gây ra bởi mũi kim hoặc áp lực nén đâm xuyên qua da xuống trung bì dưới ở các vị trí khác nhau trên cơ thể, tạo ra các vết thương tối thiểu. Các vết thương này sẽ kích thích cơ thể phải huy động các tế bào tái tạo và làm lành vết thương, trong đó có vai trò của nguyên bào sợi tăng sản sinh các collagen, sợi chun tăng sinh tuần hoàn. Cơ chế này giúp cho da được tăng sinh sợi chun, collagen và tuần hoàn giúp trẻ hóa, làm đầy và giảm nếp nhăn, sẹo lõm trên bề mặt da.
Tác động sinh hóa học của sản phẩm hay thuốc được dùng trong quá trình trị liệu. Tùy theo từng mục đích điều trị, các bác sĩ sẽ đưa ra những sản phẩm chỉ định phù hợp bao gồm các nhóm chất như: Các chất làm tăng chuyển hóa mỡ: Phosphatidyl choline làm giảm béo hoặc các u mỡ; Các chất kích thích làm tăng sinh tổng hợp collagen, elastin như Organic silicuim, CRP 1000, các vitamin, nguyên tố vi lượng đồng, kẽm...; Các chất làm tăng giữ nước, tăng độ ẩm cho da như a xít Hyaluronic...; Các chất chống ôxy hóa và giảm sắc tố gồm Glutathione, vitamin C, vitamin E...; Các chất kích thích mọc tóc như buflomedial, biotin và các peptide, kẽm, selenium...
Phương pháp này dùng để điều trị các trường hợp nào?
Làm trẻ hóa da, chống nhăn và làm căng da; Điều trị các trường hợp tăng sắc tố như tăng sắc tố sau viêm, rám má. Bên cạnh đó, Mesotherapy cũng được dùng để điều trị kích thích mọc tóc, trong trường hợp rụng tóc giai đoạn ngừng phát triển (telogen efuvium) và rụng tóc androgen (androgenitic alopecia); điều trị một số trường hợp bệnh lý: giãn mạch, loét, ứ trệ tĩnh mạch...
Trong những năm gần đây, liệu pháp mesotherapy được các bác sĩ đánh giá là một phương pháp trị liệu an toàn, hiệu quả trong giảm mỡ, tái tạo đường nét cơ thể không phẫu thuật. Chỉ định của liệu pháp mesotherapy trong điều trị giảm mỡ thừa dưới da: có hiệu quả trong giảm mỡ thừa dưới da tại nhiều vùng khác nhau, thường là các vùng thừa mỡ nhỏ, khu trú như nọng cằm, má, bắp tay, bắp chân, lưng, đùi, hông, bụng…; Làm thon gọn các vùng da nhiều mỡ, thiếu săn chắc, tình trạng cellulite (da sần vỏ cam). Giảm mỡ bằng liệu pháp mesotherapy chỉ giải quyết lượng mỡ thừa dưới da mà không giải quyết lượng mỡ nội tạng trong cơ thể. Mesotherapy làm tiêu mỡ thừa bằng cách đưa hoạt chất có tác dụng làm tăng quá trình chuyển hóa mỡ vào vùng cơ thể thừa mỡ cần điều trị, thông qua các mũi tiêm dưới da. Tại đây, các hoạt chất này tác động trực tiếp đến tế bào mỡ, rồi phá hủy cấu trúc của chúng; đồng thời cải thiện vi tuần hoàn tại chỗ giúp tăng đào thải sản phẩm trong quá trình chuyển hóa mỡ.
Ảnh : Daimec
 
Mức độ an toàn của liệu pháp này và những biến chứng có thể gặp phải
Mesotherapy là một phương pháp xâm lấn tối thiểu do đó có nhiều ưu điểm như: Ít đau vì ít tác động vào các đầu mút thần kinh, ít tụ máu và bầm máu vì chỉ tác động vào mao mạch mà không tác động vào tĩnh mạch. Thuốc hấp thu từ từ và có tác dụng tại chỗ trong thời gian dài. Không để lại sẹo. Các thiết bị không cần nhiều tiền, đào tạo ngắn ngày. Thuốc tác động trực tiếp vào vùng điều trị, giảm được liều lượng thuốc và nhanh chóng, không cần nằm viện.
Đây là một phương pháp điều trị tương đối an toàn, ít biến chứng nên được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, ở một số ít trường hợp tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình điều trị như sưng nề, bầm tím tại vị trí tiêm và sẽ mất đi sau điều trị một vài ngày hoặc có thể gặp các biến chứng cả tại chỗ và toàn thân.
Biến chứng tại chỗ: Sưng và phù nề, đau nhẹ, ngứa, ban đỏ, mày đay, hoại tử da do kích ứng với hóa chất sử dụng, nhiễm khuẩn…
Biến chứng toàn thân: Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, phản ứng dị ứng, ngất. Các tác dụng ngoại ý đặc biệt như lo lắng, run, đánh trống ngực, chuột rút...
Một lần điều trị diễn ra trong khoảng 90 phút. Số lần điều trị và hiệu quả điều trị phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ và sự lựa chọn sản phẩm sử dụng. Mức giá trung bình hiện nay trên thị trường cho một liệu trình 5 buổi về tiền công làm là khoảng 12 - 15 triệu đồng, chưa kể tiền thuốc sử dụng.
Tuy nhiên, để tăng hiệu quả trị liệu người bệnh cần phối hợp và điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như tăng cường hoạt động thể dục. Hiệu quả điều trị cũng có thể chưa đạt được theo ý muốn ngay từ lần đầu tiên mà cần vài lần thực hiện. Sau khi điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ chăm sóc da theo đơn của bác sĩ (chống nắng, rửa mặt sạch, hạn chế các can thiệp xâm lấn khác…). Nếu thấy ngứa đỏ, nốt tiêm không tan hết sau một tuần cần đi khám lại ngay.
( Bài viết được tư vấn bởi tiến sĩ - bác sĩ Vũ Nguyệt Minh - chuyên khoa da liễu)
 
 
Top
Top