• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Tận hưởng

Dạo núi ngắm hoa

11/07/2016 09:18 GMT+7

Tôi đến nơi đây trong cảm giác ngỡ ngàng bởi sắc hoa Ti gôn phủ kín đường lên đỉnh núi. Hoa mọc dày, chi chít nhuộm hồng những tàng cây rồi rơi phủ đầy khắp các lối đi. Sắc hoa màu hồng tươi nổi bật trên nền rừng xanh thăm thẳm. Đủ các sắc độ màu hồng: từ hồng đậm, hồng nhạt, phơn phớt hồng cho đến hồng tươi… Hoa mọc hoang, không ai trồng, từ nơi đâu đó đến rồi sinh sôi trở thành loài xâm thực.

Bài và ảnh:  Thanh Lê

 

DSC01986

 

Tôi chợt nhớ đến loại cây xâm thực lá trắng, hoa màu tím cà mọc rất nhiều trên bán đảo Sơn Trà hay dọc đường lên đèo Hải Vân. Nhưng với  Ti gôn tôi lại thấy nó không giống loài xâm thực, cứ cho là gió của trời đã mang hoa đến để làm đẹp núi Sam. Có một cái gì đó mong manh trong từng nụ hoa hồng phơn phớt. Cái sự mong manh, yêu đuối có lẽ từ màu hồng - sắc màu luôn gợi lên nhiều mơ mộng viển vông. Ai đã từng yêu thơ chắc không thể nào quên  được những cánh hoa tim vỡ đầy thổn thức của T.T.Kh. Tôi cũng yêu hoa Ti gôn bắt đầu từ những vần thơ. Rồi thời mơ mộng cũng qua, tan tành cùng cánh hoa tim vỡ. Mọi thứ tưởng đã trôi nhẹ như sương nay chợt ùa về rung rinh trong gió núi, sương chiều. “Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ, chiều  thu hoa đỏ rụng chiều thu. Gió về lạnh lẽo chân mây vắng, người ấy sang sông đứng ngóng đò” (trích thơ TTKh).

Ngắm hoa ở lưng chừng núi tôi chợt nghĩ: một đời người có thể đi rất nhiều hoặc chỉ ngồi yên một chỗ, nhưng tâm hồn của con người không bao giờ có thể đứng yên. Một linh hồn đứng yên chẳng khác gì một linh hồn vùi chôn dưới chân thập giá, không sánh bằng một cánh hoa luôn vươn lên thắm hồng cho dù sẽ vỡ tan.

 

DSC01961

Khung cảnh đồng bằng thơ mộng với những đồng lúa trải  dài  hút tầm mắt nhìn từ núi Sam


Món bò vùng bảy núi

Vào mùa mưa, buổi chiều, núi Sam thường đắm mình trong những cơn mưa tầm tã. Tiết trời này rất thích hợp để ghé quán bò Tư Thiêng, chỉ bán duy nhất món thịt bò nhưng được đánh giá là ngon và uy tín nhất ở nơi đây. Vì người Chăm chủ yếu theo đạo Hồi không ăn thịt heo nên thịt bò được xem là thực phẩm cung cấp chất đạm chính. Đó cũng là lý do thịt bò được xem là đặc sản của núi Sam nói riêng và An Giang nói chung. Thịt bò ăn ở núi Sam không chế biến cầu kỳ nhưng rất tinh tế. Nổi tiếng nhất là món bò xào lá giang, bò lụi và lòng bò chấm tương.

 

DSC01746

 

Ngoài trời vẫn mưa lâm râm, ngồi xuýt xoa bên bếp lửa than, tay thoăn thoắt trở những cây “bò lụi sả” cho chín đều các mặt mà không bị cháy. Tiếng mỡ chảy xuống lửa than nghe xèo xèo hòa với mùi gia vị ướp thịt bò theo khói trắng bốc lên thơm phưng phức cả không gian. Có đến hơn bảy món bò để du khách tha hồ thưởng thức, nhưng hầu hết mọi người đều gọi hai món là bò lụi sả và bò xào lá giang – đặc sản của nơi này.

 

Bánh bò bông thốt nốt

Cây thốt nốt được phiên âm từ chữ “Thnot” trong tiếng Khmer, có thể hiểu là loại cây từ trời mang đến. Trời ban cây thốt nốt cho người Khmer nên người Khmer ăn đời ở kiếp với cây không chỉ một mà đến hai đời người. Người Khmer coi cây thốt nốt là loại cây “cha trồng con hưởng” vì đặc tính sinh trưởng chậm. Từ 20 đến 30 năm mới có thể khai thác lấy đường bù lại tuổi thọ của cây lên đến hàng trăm năm. Thật ra dưới góc nhìn địa lý, người Khmer xưa chủ yếu sống trên những gò cao, đất đai ít màu mỡ. Chỉ có cây thốt nốt sống được trong điều kiện đất đai khô cằn, cây che bóng mát, cây cho quả lành vậy lên cây gắn liền với đời sống vật chất và có một ý nghĩa tinh thần to lớn đối với người Khmer.

 

DSC02089

Bánh bò đường thốt nốt là món bình dân nhưng rất đặc trưng của vùng đất này

 

Ngắm bông rồi lại ăn bông. Đa số mọi người thường nghĩ bánh bò thốt nốt làm từ trái thốt nốt nhưng điều đó không đúng, bánh bò thốt nốt được làm  từ mật bông và cùi trái thốt nốt mài nhuyễn để tạo thành hương vị rất đặc trưng. Mật bông thốt nốt được thu hoạch bằng cách treo những chiếc ống tre vào đầu của vòi bông thốt nốt đã chín, dịch ngọt sẽ rỉ vào ống tre khi ta cắt đi phần đầu của vòi bông. Người ta thường để những cái ống tre ở  trên cây cả đêm đến lúc trời sáng mới ra thu hoạch. Lúc này mật bông đã rỉ đầy những cái ống tre tỏa mùi thơm lừng thoáng chút hơi men. Người ta dùng nước này để uống như một món ngon giải nhiệt. Còn để làm bánh bò thì mật bông phải được nấu cô đặc thành đường, gọi là đường thốt nốt – cũng là một đặc sản của Châu Đốc, núi Sam.

Bánh bò thốt nốt có hai loại đó là bánh bò làm bằng đường thốt nốt và bánh bò làm từ trái thốt nốt. Loại bánh bò làm từ trái thốt nốt mới là loại bánh đặc trưng của người Khmer. Trong bánh không chỉ có đường thốt nốt, bột gạo mà còn có cùi trái thốt nốt chín rục được mài nhuyễn bằng cối đá. Do đó khi cắn vào miếng bánh xốp mềm, nếu tinh ý ta sẽ nhận thấy trong vị ngọt có chút dư vị hăng nồng như những giọt mồ hôi. Không biết bạn có như tôi đau đáu khi cầm chiếc bánh nhỏ xiu nhỏ xíu, có cái gì đó xuyến xao khi nhìn  tấm lá chuối đã ngả màu dùng để gói bánh bò.

 

Tản mạn về xuất xứ món bánh bò
Có tài liệu nói rằng bánh bò xuất xứ từ miền Nam Trung Quốc (tức vùng lưỡng Quảng), theo người Minh Hương du nhập vào Việt Nam. Điều đó không hoàn toàn đúng. Loại bánh bò của người Minh Hương rất xốp và bông chứ không có “rễ” như bánh bò Nam bộ, thói quen sử dụng nước cốt dừa trong ẩm thực chỉ có trong văn hóa ẩm thực của cộng đồng người Khmer và Java. Vị bánh bò của người Hoa chua nhẹ và khá khô, người không quen ăn vào sẽ dễ bị nghẹn bứ trong cuống họng. Tuy nhiên đây là loại bánh bò mà tôi thích ăn nhất vì cảm giác say say thơm ngát mùi men chín tới. Ngày xưa, loại bánh này chỉ có thể mua được ở những xe bán bánh của người Hoa bán rong khắp hang cùng ngõ hẻm của Sài Gòn chứ không bán ở một điểm cố định. Mơ hồ trong ký ức của tôi là câu rao không hiểu nghĩa của cô bán bánh dạo “dị… lục… pạc… mành…”. Câu rao nhẹ, tiếng rời rạc tan vào buổi sớm trong con hẻm nhỏ của Sài Gòn…

 

 

Top
Top