• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Giữ dáng

Đạp xe đúng cách và 3 nguyên tắc vàng giúp tập luyện, giữ dáng, tránh chấn thương

23/07/2021 12:00 GMT+7

Đạp xe trở thành hot trend giữa mùa dịch vì những phù hợp bất ngờ. Bởi, không như chạy bộ, bơi, quần vợt… đạp xe giúp người ta đi xa hơn, vừa đi vừa vãn cảnh, trò chuyện và cả… sống ảo, mà vẫn giữ dáng, lại có thể trưng ra những bộ cánh thời trang thể thao đẹp, long lanh nhất.

 
Đạp xe mùa dịch là cách rèn luyện sức khỏe nhưng cũng là cách tận hưởng những ngày phải... hạn chế hoạt động vì dịch một cách có ý nghĩa. (Ảnh chị Diễm Hương, Hà Nội)
 
Theo các huấn luyện viên thể thao thì đạp xe nằm trong top những môn thể thao ít gây nguy cơ, chấn thương nhất trong các môn thể thao hiện nay. Bởi khi đạp xe, cơ thể được nâng đỡ bởi chiếc xe, đôi chân được giảm tải nhiều bởi hệ khung xe. Tuy nhiên, không vì thế mà đạp xe không có các nguy cơ chấn thương hoặc nặng hơn là đột quỵ (vì gắng sức). Thế nên, cần chuẩn bị một số vật dụng cơ bản, nắm chắc một số nguyên tắc cơ bản khi bạn bắt đầu rèn luyện với môn thể thao này.
Chị Diễm Hương - Phóng viên truyền hình Quốc hội luôn dành thời gian cuối tuần để tận hưởng thiên nhiên trong hành trình đạp xe của mình.
 
Tập thể thao tuyệt đối không gắng sức. Đó là nguyên tắc đầu tiên. Bởi, theo một số nghiên cứu của các nhà khoa học thì tập thể thao cũng có thể… gây nghiện với nhiều người khi họ luyện tập một cách thái quá, luôn có cảm giác thèm khát khi bị ngừng buổi tập thường ngày. Đó là lý do vì sao nhiều người chấp nhận dậy sớm trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, cố tập thể thao khi đêm đã về khuya - do ban ngày bận không kịp tập hoặc tập liên tục nhiều lần trong một ngày, nhiều ngày trong một thời gian, cường độ cao…
Chơi nhiều môn thể thao nhưng chỉ có xe đạp là giúp chị Diễm Hương có những trải nghiệm phố phường thú vị do cung đường bao quanh thành phố, ghé những điểm đến mà chị cùng bạn bè yêu thích.
 
Lúc này, có thể nói, cơ thể bị gắng sức quá mức và dẫn đến các nguy cơ đột quỵ, suy kiệt… Nhất là trong bối cảnh gần đây, có một số ngôi sao, nghệ sĩ, người nổi tiếng đã bị đột quỵ, trong đó, có yếu tố tập thể thao gắng sức.
Đạp xe cũng là lúc chị chia sẻ đam mê thời trang qua những bộ đồ thể thao bắt mắt và những phụ kiện thể thao sành điệu.
 
Tập thể thao cần vừa đủ, dựa trên thể trạng và bệnh nền (nếu có) của chính mình. Để có thể nắm chắc điều này, những người mới tập thể thao cũng như mới đạp xe có thể tham khảo các huấn luyện viên, bác sĩ riêng (nếu có) hoặc kiểm tra sức khỏe của chính mình và đánh giá các nguy cơ. Nếu chỉ dừng ở việc đạp xe dạo chơi mỗi tuần một vài lần, thong dong phố phường có thể không cần quá lưu tâm nhưng nếu đạp xe tập trung trong thời gian ngắn, đặt mục tiêu về khoảng cách, quãng đường thì việc kiểm tra sức khỏe là vô cùng cần thiết.
Chị Thúy Hà lại coi những buổi đạp xe như những hành trình mà chị được thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng...
 
Nguyên tắc thứ hai là trang bị đầy đủ. Không như một số môn thể thao không cần vật dụng, trang bị, đạp xe cũng như chạy bộ cần khá nhiều vật dụng kèm theo khi tập. Những vật dụng thiết yếu trong đạp xe là:
Luôn kết hợp việc tập luyện với sở thích chụp ảnh và chia sẻ cảm xúc với bạn bè. ( Ảnh chị Thuý Hà - Hà Nội)
 
- Mũ bảo hiểm: Để giữ cho bạn an toàn hơn khi tham gia giao thông, đạp xe trên địa hình khó, đạp xe đường dài…
- Kính thể thao: Giúp bảo vệ mắt tránh khỏi những vật thể lạ bay vào mắt, hạn chế tia tử ngoại, tránh sự tác động của gió, nước (nếu mưa), giúp nhìn rõ hơn trong điều kiện thời tiết xấu (mây mù, nắng gắt)…
Đạp xe là môn thể thao lý tưởng, có tính thư giãn cao, thịnh hành trong những ngày xã hội giãn cách.
 
- Đồng hồ thể thao thông minh: Là phụ kiện thiết yếu với người đi xe đạp, cần có đầu tiên ngay sau khi bạn mua cho mình một chiếc xe như ý và bắt đầu rèn luyện. Bởi ngoài chức năng đo vận tốc xe, chỉ thời gian, đồng hồ còn tổng hợp số ki lô mét đã đi, định vị, chỉ dẫn hướng đi thì loại đồng hồ này còn giúp bạn đo nhịp tim, tính toán lượng calo tiêu hao, theo dõi các chỉ số chi tiết sau một quá trình luyện tập thậm chí là đưa ra lời tư vấn để tập luyện như nào để đạt kết quả tốt nhất, cảnh báo bạn nên nghỉ ngơi vì đã quá sức, hỗ trợ nghe nhạc, giúp cho hành trình luyện tập thêm thú vị…
Đạp xe cũng là cách để chị Phương Hiền (Hà Nội) và nhóm bạn gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ.
 
- Kính chiếu hậu, đèn hậu, đèn chiếu sáng: Giúp quan sát đường đi một cách an toàn, đi trong mọi điều kiện thời tiết, thời gian.
Ngoài ra, không thể thiếu đó là bình nước, túi đựng đồ (đựng các vật dụng cá nhân như sát khuẩn, miếng dán vết thương- urgo, áo mưa, túi kỹ thuật - dụng cụ sửa xe đạp…).
Tập thể thao đúng, đủ để giúp rèn luyện sức khỏe thay vì dễ mắc phải các nguy cơ, bị chấn thương... (Ảnh chị Thuý Hà, Hà Nội)
 
Nguyên tắc vàng thứ ba là đạp xe đúng cách, đúng tư thế. Đây không chỉ là nguyên tắc của riêng bộ môn xe đạp mà khi đã bước chân vào thể thao, bắt buộc bạn phải thực hiện các động tác đúng tư thế, nếu sai, hậu quả sẽ rất khó lường, nặng sẽ là ảnh hưởng cột sống, cơ xương nhẹ cũng là những chấn thương liên tục, dai dẳng.
Đạp xe giúp cuộc sống quay chậm lại, khiến ta có những khoảnh khắc thư giãn, chiêm nghiệm, tận hưởng những điều tốt đẹp hơn. (Ảnh nhóm bạn chị Phương Hiền, Hà Nội)
 
Đạp xe đúng cách là tạo sự nhịp nhàng, phối hợp những động tác chính trong kỹ thuật đạp xe như đạp - kéo - nâng - đẩy một cách đều đặn, tuần tự, để tạo sự bền bỉ, dẻo dai trong quá trình tập. Đạp xe đúng tư thế là tay duỗi thẳng, hít thở nhịp nhàng, hai chân duỗi gần thẳng hết khi đạp pedal ở vị trí thấp nhất, độ cao yên phù hợp với cơ thể (các hãng xe đạp có những loại xe dành cho từng nhóm khách khác nhau và nhân viên bán xe thường tư vấn điều này rất kỹ)… Và cuối cùng là tốc độ đạp, tuân thủ nguyên tắc nhanh dần đều - chậm dần đều từ khi khởi động đến khi giảm tốc…
Cùng đạp xe giúp nhóm bạn tranh thủ quỹ thời gian hạn hẹp để gắn bó với nhau hơn. 
 
Với ba nguyên tắc vàng trên và những vật dụng thiết yếu, bạn đã có thể tự tin khởi hành hành trình với bộ môn mà mình yêu thích, đạp xe trên những cung đường lãng mạn, khám khá quanh nơi mình sống trong những ngày giãn cách, lưu lại những khoảnh khắc thật thú vị cho chính mình.
 
Top
Top