• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Đầu năm, đừng vội mắng con khi nghe cô giáo than phiền

18/09/2020 10:10 GMT+7

Đầu năm phụ huynh thường sẽ phải nghe cô giáo than phiền ít nhiều: con ăn chậm, viết chậm, con hay nói chuyện, không tập trung…

Sau vài tuần đầu năm, nhiều trường đã hạn chế cho phụ huynh vào trường. Tuy nhiên nhiều cha mẹ vẫn giữ thói quen tìm vào tận lớp để hỏi thăm cô giáo xem con em mình học tập thế nào. Em nào được cô khen thì phụ huynh cười vui nở mày nở mặt. Em nào bị cô phàn nàn thì cha mẹ đành ậm ừ “tôi sẽ nhắc nhở cháu”. Có cha mẹ im lặng để về nhà “xử lý”, có người quá nóng nảy bạt tai con ngay giữa sân trường.

Chưa hết, giờ học mỗi tối trở thành “cuộc chiến” với bài vở của cha mẹ và con khi con ngồi nửa tiếng chưa làm xong một bài toán, trang tập viết… Chị Kim Minh (Q.Tân Bình) kể: “Lúc con tôi vào lớp 1, cháu không học chữ trước nên viết chậm hơn bạn bè. Thường tối nào cũng có 1- 2 trang chưa viết xong mang về nhà. Buổi tối tôi thường ngồi kèm con học nhưng hôm nào nghe cô nhắc nhở bé viết chậm, không tập trung là tâm trạng khó chịu hẳn. Nhìn con cứ rề rà mãi không xong với mấy dòng bút chì nguệch ngoạc, trong tai lùng bùng lời than phiền của cô… Nhiều khi tôi đã nổi nóng la hét, quát tháo om sòm, con vừa khóc vừa học. Có hôm hai mẹ con học đến hơn 10 giờ đêm chưa xong, chồng phải ra nhắc cho con đi ngủ không trễ quá”.

Có thể thấy chuyện trẻ con trì hoãn ngồi vào bàn học, không chịu viết bài, ngồi vào bàn năm phút đã đứng lên đi uống nước, đi vệ sinh, nghịch ngợm… là chuyện thường ngày. Trẻ quen chơi hơn quen học, chơi thì vui mà học thì mệt. Nếu càng bị la mắng quát tháo hay thậm chí phạt roi vọt, trẻ càng chán không muốn học. Nhiều cha mẹ lúc bình tĩnh thừa nhận rằng dù có la mắng, trách phạt như thế nào thì hôm sau con cũng không khá hơn chút nào, nhưng hậu quả trước mắt là mẹ mệt con mệt, đi ngủ trễ nên hôm sau dậy trễ giờ đi học…

Khi nghe giáo viên phàn nàn trẻ không tập trung, cha mẹ thường hoang mang lo lắng con em mình không có khả năng tập trung. Thực ra, mỗi đứa trẻ đều có khả năng tập trung một cách tự nhiên. Hãy quan sát khi chúng đang xem tivi, chơi game, đọc sách truyện, chơi đồ hàng… chúng tập trung tới mức có khi không nghe thấy tiếng cha mẹ gọi. Tuy vậy, cha mẹ không muốn con tập trung chơi hay giải trí, cha mẹ chỉ muốn con tập trung học. Mong muốn con ngồi vào bàn là làm bài học bài một mạch, không mè nheo, kỳ kèo, đứng lên ngồi xuống. Đó là sự tập trung mà cha mẹ mong đợi.

Có nhiều lý do để trẻ không muốn ngồi vào bàn học, không tập trung trong giờ học. Nhưng thử nghiền ngẫm xem bạn có đang gắn việc học với sự nghiêm chỉnh và quan trọng? Nếu còn kèm thêm những lời càm ràm, than phiền hay thậm chí là nước mắt thì nói tới việc học là con đã thấy mệt mỏi muốn trì hoãn. Khi không muốn mà phải làm, con sẽ làm đại, làm qua quít và lại bị la mắng, càng chán nản, càng ác cảm với việc học và vòng luẩn quẩn cứ thế lặp lại.

Hãy cho con thời gian và không gian luyện tập thói quen và biến việc học, giờ ngồi vào bàn học thành một việc tự nhiên như việc ăn, ngủ, vệ sinh, chơi… hàng ngày.

Cha mẹ thống nhất với con giờ học, thời gian chuẩn bị, chuẩn bị đủ sách vở, dụng cụ học tập và con đi vệ sinh, uống nước trước khi giờ học bắt đầu. Cha mẹ cần tạo sự khích lệ, khuyến khích, khen ngợi đúng khi con có tiến bộ, cố gắng dù là nhỏ nhất.

Thời gian đầu, cha mẹ cần giúp con liệt kê rõ nhiệm vụ cần làm cho buổi học. Phần nào dễ, có thể làm xong ngay thì làm trước. Ra thời gian cho từng việc và đặt giờ hoàn thành từng việc. Về lâu dài sẽ siết dần thời gian cho từng việc.

Bài vở con mang về nhà, con không cần phải làm hết. Không tin, hãy hỏi thẳng cô giáo chủ nhiệm của con. Mới đây, một giáo viên lớp 1 học chương trình mới đã chia sẻ: “Lượng bài vở hàng ngày rất nhiều, vở tự học chỉ dùng cho bé luyện tập thêm khi còn thời gian. Vì vậy ba mẹ đừng gọi điện hỏi cô “Hôm nay bé không có bài về nhà hả cô?”.

Và quan trọng hơn, khi cô than phiền, cha mẹ có thể phản hồi với cô rằng sẽ nhắc nhở con để cô yên lòng. Tuy vậy, cha mẹ phải dũng cảm không để cảm xúc của cô ảnh hưởng đến bản thân và làm căng thẳng mối quan hệ giữa mình và con.

Chị Quỳnh Mai (Q. Bình Tân) cho biết: “Tôi có hai con trai học Tiểu học, đầu năm thỉnh thoảng cũng nghe cô than phiền cháu nghịch, nói chuyện riêng, không tập trung … tôi cũng sốt ruột. Nhưng nghĩ lại thì môi trường trong lớp học mình không thể can thiệp. Trẻ con mà, dặn dò gì rồi cũng quên nhanh thôi. Việc tôi làm được là rèn cho con nếp học ở nhà”. 

Top
Top