• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Để phục hồi sau COVID-19 ngành thời trang và dệt may Việt Nam cần làm gì?

26/03/2021 15:00 GMT+7

Thời trang và dệt may là một trong những trụ cột xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam đã và đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19. Từ góc nhìn chuỗi cung ứng, hai chuyên gia nghiên cứu đến từ Đại học RMIT đã đưa ra những nhận định về sự chuẩn bị cần có để ngành thời trang và dệt may có thể phục hồi sau đại dịch.

Hai chuyên gia nghiên cứu đến từ Đại học RMIT là Phó giáo sư Rajkishore Nayak (Khoa Truyền thông và Thiết kế) cùng Tiến sĩ Majo George (Khoa Kinh doanh và Quản trị) đã đưa ra những nhận định nổi bật xoay quanh cách thức để ngành dệt may và thời trang Việt Nam có thể tiếp tục hồi phục trong ngắn hạn và phát triển một cách bền vững sau Covid-19.

Phó giáo sư Rajkishore Nayak.
TTT: Ông nhận định như thế nào về tác động của Covid-19 đến chuỗi cung ứng hàng dệt may và thời trang toàn cầu?
Phó giáo sư Rajkishore Nayak: Đại dịch đem đến những thách thức chưa từng có cho nhiều ngành, trong đó có thời trang và dệt may. Lĩnh vực này phụ thuộc nhiều vào chuỗi cung ứng tích hợp toàn cầu nên phải đối mặt với những gián đoạn khá lớn.

Lấy châu Âu làm ví dụ, trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 9/2020, sản xuất quần áo đã giảm 37,4% so với cùng kỳ năm 2019, còn doanh số bán lẻ sụt giảm đáng kể ở mức 43,5%.

Dữ liệu toàn cầu về nhập khẩu thời trang và dệt may của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) - hai thị trường chính cho hàng dệt may và thời trang xuất khẩu của Việt Nam - cho thấy hai thị trường này đã hủy tổng đơn đặt hàng trị giá 16,2 tỉ USD từ tháng 4 đến tháng 6/2020. Nhiều nhà bán lẻ và sản xuất hàng may mặc toàn cầu đã giảm quy mô hoặc ngừng hoạt động hoàn toàn do nhu cầu giảm đáng kể.

Ngành dệt may và thời trang Việt Nam đang đối phó với những thay đổi trên ra sao?

Tiến sĩ Majo George: Ngành thời trang và dệt may Việt Nam cho thấy khả năng phục hồi tốt suốt từ khi Covid-19 bùng phát đến nay. Mặc dù nhiều đơn hàng từ Mỹ, EU và các quốc gia khác bị hủy trong giai đoạn bùng phát Covid-19 năm 2020, các nhà sản xuất trong nước đã đa dạng hóa các dòng sản phẩm chuyển sang sản xuất khẩu trang từ vải không dệt, khẩu trang kháng khuẩn và quần áo bảo hộ cho nhân viên y tế, bao gồm cả thiết bị bảo vệ cá nhân công nghệ cao.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp thời trang Việt đã được chuẩn bị tốt hơn trong việc hoàn thành các đơn hàng xuất khẩu so với doanh nghiệp ở Campuchia, Myanmar, Ấn Độ và Indonesia, nơi các biện pháp kiểm soát Covid-19 không mạnh bằng.

Thách thức lớn cần giải quyết trong chuỗi cung ứng thời trang tại Việt Nam là làm thế nào để có thể thu hút được đủ đơn hàng từ các thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ và EU. Thực tế, đơn hàng quý cuối 2020 và đầu 2021 không tăng đáng kể do lệnh phong tỏa vẫn tiếp tục ở một số khu vực tại EU và Mỹ, cùng với đó là thay đổi lối sống của những người tiêu dùng làm việc tại nhà.

Tiến sĩ Majo George.
Theo hai ông, làm thế nào để ngành dệt may và thời trang trong nước có thể trở lại mạnh mẽ hơn trong tương lai?

Phó giáo sư Nayak: Một số giải pháp chính gồm hỗ trợ từ Chính phủ như nới lỏng rào cản thương mại với các nước nhập khẩu, giảm lãi suất và hỗ trợ tài chính.

Ví dụ, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đang giúp tăng cường thương mại giữa Việt Nam và EU. Tương tự, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đang mở ra cơ hội xuất khẩu mới, chẳng hạn như với Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ, nhờ đó tiết kiệm chi phí và giúp quy trình chuỗi cung ứng linh hoạt hơn. Hiệp định thương mại tự do với các nước khác có thể giúp ngành dệt may Việt Nam thu hút các thương hiệu toàn cầu mới.

Song song với đó, việc giảm lãi suất và hỗ trợ tài chính của Chính phủ có thể thúc đẩy doanh nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả và chất lượng sản phẩm nói chung. Điều này cũng sẽ giúp doanh nghiệp sẵn sàng đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường do các nước nhập khẩu đặt ra hơn, cũng như chủ động hơn trong việc đầu tư vào các dòng sản phẩm đa dạng theo nhu cầu quốc tế.

Tiến sĩ George: Nhu cầu ở châu Âu và Mỹ vẫn chưa tăng lên mức mong đợi do kinh doanh bán lẻ vẫn tiếp tục đóng cửa ở một số khu vực. Để giải quyết vấn đề ngắn hạn này, ngành thời trang và dệt may nên tìm thị trường mới cho các sản phẩm hiện có bên cạnh việc khai thác nhu cầu tại chỗ. Hơn nữa, họ cũng nên đa dạng hóa sang các dòng sản phẩm mà nhu cầu tiêu dùng trên toàn cầu đang tăng cao như khẩu trang, đồ mặc ở nhà, hay quần áo cho hoạt động thể thao, giải trí.

Về dài hạn, cần tập trung vào vấn đề phát triển bền vững, công nghệ tiên tiến và tự động hóa. Các yếu tố khác cần xem xét gồm tăng cường năng lực vận hành doanh nghiệp, thu hẹp khoảng cách về cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ kỹ năng của lực lượng lao động và củng cố hình ảnh Việt Nam như một cường quốc xuất khẩu thời trang và dệt may.

Chúng ta có thể tham khảo bài học từ Bangladesh, quốc gia cho thấy khả năng hồi phục tốt trước tác động của COVID-19. Nhiều doanh nghiệp dệt vải ở Bangladesh đã hiện đại hóa phương pháp sản xuất để tự chủ về nguyên liệu trong nước. Đây là một điểm yếu lớn của ngành dệt may và thời trang Việt. Cần ưu tiên nâng cấp ngành sản xuất vải với công nghệ mới nhất để Việt Nam có thể tự chủ đầu vào sản xuất.

Sự kiện Fashion Voyage 3 diễn ra từ 19 -20/3 là một điểm sáng đầu năm 2021 của thời trang Việt Nam. Ảnh Kiếng Cận team
Những ai cần tham gia vào quá trình này và họ có thể hợp tác ra sao?

Phó giáo sư Nayak: Ngành thời trang và dệt may nên chuẩn bị kỹ càng để vượt qua mọi rào cản sau đại dịch. Các nhà sản xuất nên hợp tác chặt chẽ với người mua để hiểu và đáp ứng chuyển đổi nhu cầu đang diễn ra trên thị trường thông qua các nền tảng kỹ thuật số đa dạng.

Tất cả các nhà bán lẻ hoạt động tại thị trường địa phương hay toàn cầu đều sẽ tập trung vào hoạt động đa kênh, nơi thương mại điện tử và cửa hàng bán lẻ bổ trợ cho nhau. Khách hàng ở nhiều quốc gia (trong đó có Việt Nam) đã tăng cường sử dụng các nền tảng trực tuyến trong năm 2020 do quy định giãn cách xã hội và phong tỏa. Xu hướng này tiếp diễn trong quý đầu năm 2021 và sẽ là xu hướng tương lai ngay cả khi cuộc sống trở lại bình thường. Do đó, các nhà sản xuất và bán lẻ nên sử dụng đa kênh để phân phối hàng bán lẻ (bán hàng trực tiếp cũng như trực tuyến).

Đối với các nhà bán lẻ, một trọng tâm chính khác là tìm hiểu kỹ nhu cầu thị trường và tránh thừa hàng tồn kho. Họ nên đặt mua sản phẩm ở thời điểm gần đến mùa tiêu thụ. Hoạt động thu mua nên được thực hiện với số lượng nhỏ và đặc biệt là nên lấy nguồn hàng từ các nhà cung cấp ở gần.

Tiến sĩ George: Mặt khác, các nhà sản xuất nên tập trung vào những sản phẩm đang có nhu cầu tiêu thụ trên toàn cầu, đồng thời tạo ra các sản phẩm bền vững, nâng cấp công nghệ và sử dụng các nền tảng kỹ thuật số. Các nhà sản xuất cũng cần chú trọng giảm thiểu chất thải thông qua việc áp dụng mô hình sản xuất tinh gọn và nhanh nhẹn.

Mối quan hệ giữa người mua và nhà cung cấp cần được tăng cường thông qua giao tiếp hiệu quả để nhu cầu của người tiêu dùng được đáp ứng một cách thích hợp. Đối với các nhà sản xuất và bán lẻ, đây là thời điểm để nhìn lại hoạt động, thiết kế lại chuỗi cung ứng, tìm kiếm các sản phẩm phù hợp trong tương lai và đầu tư vào nhu cầu của ngày mai. Việc lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn không chỉ giúp các doanh nghiệp vững vàng trong thời kỳ hậu COVID-19 mà còn giúp họ chuẩn bị ứng phó tốt hơn nếu các tình huống tương tự như đại dịch phát sinh trong tương lai.

Tham khảo thêm nhận định chi tiết của Phó giáo sư Nayak và Tiến sĩ Majo George trong cuốn sách "Quản lý chuỗi cung ứng và logistics trong lĩnh vực thời trang toàn cầu: Thách thức bền vững" do Routledge xuất bản vào cuối năm 2020.

Top
Top