Thuật ngữ "Nostalgia" hay "Nostalgic style" chỉ sự hoài niệm/hoài cổ, cảm giác hoài nhớ những điều xưa cũ được biết đến nhiều hơn khi giới trẻ không còn tiếp nhận điều này như một trào lưu sớm nở tối tàn. Hoài cổ dần trở thành phong cách sống đầy tính thẩm mỹ, hiện hữu nhiều hơn trong đời sống từ sự tái xuất và bùng nổ của phong cách thời trang những năm 2000 đến nhiều tác phẩm âm nhạc hiện đại lồng ghép những đoạn danh tác của giới âm nhạc cổ điển.
Đáng chú ý, theo Báo cáo Generation Z in 2023 do GWI công bố, GenZ dù được mệnh danh là thế hệ đầu tiên sinh ra và lớn lên trọn vẹn trong thời đại công nghệ số, chưa từng hoặc có rất ít ký ức về cuộc sống ở những thập niên trước nhưng lại chính là thế hệ có xu hướng hoài niệm cao nhất. Những người tham gia khảo sát này cho biết họ thích nghĩ về quá khứ hơn tương lai trong khi cảm giác hoài niệm thấp dần ở thế hệ Millennials và các thế hệ lớn tuổi hơn.
Kết quả này có thể xem như một khuynh hướng khá mới và đi ngược lại sự phát triển thường thấy. Người trẻ hiện đại đã thu nhận, chọn lọc và học hỏi từ nhiều giai đoạn thời gian mà tưởng chừng chỉ những ai đã sống, đã trải qua mới cảm thấy hoài niệm. Tuy nhiên, hoài niệm ở giới trẻ không phải chỉ thuần đắm chìm trong những điều xưa cũ, mà GenZ đã biến chúng thành cảm hứng để tư duy sáng tạo, thổi làn gió mới vào các "chất liệu" xưa, biến chúng trở thành "tài sản" của hiện tại. Quá trình này tình cờ đã tạo nên một vòng tuần hoàn giữa Quá khứ - Hiện tại - Tương lai, hay còn gọi là Nowstalgia.
Lấy ví dụ điển hình của thời trang với phong cách Y2K, thập niên của thiết kế quần cạp trễ, babytee hay miniskirt. Là biểu tượng gắn liền với sự bất quy tắc và nổi loạn của thời đại nhưng cũng từng gây nên nỗi ám ảnh về vóc dáng "mình hạc xương mai", Y2K đã quay trở lại sau 20 năm để rồi liên tục xâm chiếm sàn thời trang thế giới và gây bão mạng xã hội trong những năm gần đây. Thế nhưng khi được kết hợp với tư duy tiến bộ và cởi mở của Gen Z, Y2K đã không còn mang nặng hình ảnh của những cô nàng "Mean Girls" và nỗi ám ảnh về chuẩn mực cân nặng, mà hướng đến việc tôn trọng và tôn vinh sự khác biệt của từng hình dáng cơ thể, tự tin thể hiện dấu ấn cá nhân bằng những bộ trang phục rực rỡ và phá cách.
Nowstalgia cũng trở thành nguồn cảm hứng để Citizen - thương hiệu đồng hồ nổi tiếng đến từ Nhật Bản - kết hợp cùng Viện màu sắc Pantone cho ra mắt Bộ sưu tập NJ015 mang câu chuyện "Reverse the Time - Renew the old" (Vượt dòng thời gian - Khơi nguồn sáng tạo). Bên cạnh câu chuyện màu sắc thể hiện cá tính GenZ, NJ015 còn khơi gợi cảm giác hoài cổ khi giữ nguyên cốt lõi sử dụng bộ máy cơ tự động, nét thiết kế thanh lịch và chất liệu thép không gỉ bền bỉ đặc trưng của Citizen cùng dáng hình NH299 - một trong những bộ sưu tập bán chạy nhất của Citizen cuối thập niên 90, đầu thập niên 2000.
Hơn cả một thiết bị để xem giờ hay một món phụ kiện làm đẹp cho bộ trang phục đơn thuần, những chiếc đồng hồ còn là biểu trưng cho sự trôi đi của thời gian, của thời đại; còn màu sắc là đại diện cho cá tính của người sử dụng. Từ tinh thần này, bộ sưu tập đồng hồ NJ015 đặc biệt hơn khi có được sự đồng hành của Viện màu sắc Pantone, đơn vị nổi tiếng với Hệ thống khớp màu Pantone và cũng là nơi hàng năm đều công bố màu sắc chủ đạo để điểm lại những phân tích về nhu cầu, xu hướng, lối sống, tình hình và biến đổi xã hội.
Bộ sưu tập Citizen kết hợp cùng Viện Pantone bao gồm 5 màu sắc nổi bật: Green Peace, Red Blaze, Blue Glow, Pink Dream, Warm Sand, gợi nhắc về phong cách của thập niên 90s - 00s. Mỗi màu sắc trên chiếc đồng hồ Citizen trở thành thứ ngôn ngữ không lời, góp phần bộc lộ nét cá tính riêng biệt của người sử dụng, để mỗi cá nhân đều có quyền kể lại câu chuyện của chính mình mà không phân biệt về giới tính hay độ tuổi.
Citizen x Pantone NJ015 chắc chắn sẽ là chiếc đồng hồ mà bất kỳ tín đồ Nostalgia hay Nowstalgia đều không thể bỏ qua dù luận bàn tiêu chí chọn lọc về tính ứng dụng, thẩm mỹ hay những câu chuyện về thời đại, văn hóa ẩn chứa phía sau.