• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Giãn mao mạch nhện

30/10/2018 04:46 GMT+7

Gương mặt đóng vai trò rất quan trọng trong việc giao tiếp. Thật khó chịu khi “mặt tiền” của chính mình xuất hiện những vị khách không mời như mụn, nám, tàn nhang. Ngoài các bệnh lí da cơ bản như trên, giãn mao mạng nhện là một trong những “bệnh lí” về da thường gặp phổ biến hiện nay. Nếu điều trị không đúng cách, tình trạng sẽ ngày càng tồi tệ hơn và gây mất thẩm mỹ.

Bài: Ths. Bs Vũ Thắng  - CK. Ngoại Da liễu - phòng khám đa khoa Vigor Health

 

Mạch nhện là gì?

“Mạch nhện” là từ dùng để chỉ các mạch máu nhỏ xuất hiện trên da mặt giống hình con nhện, theo cách gọi thông thường. Trong y khoa, đây là hiện tượng giãn mạch, hiện tượng này thường hay gặp ở những người có da mặt mỏng và xảy ra tập trung ở những vùng mũi, má, cằm. Tình trạng này không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng lại tác động rất nhiều đến tâm lý và thẩm mỹ. Khi gặp phải, mặt chúng ta sẽ dễ đỏ bừng khi nhiệt độ cao hoặc đi nắng, da mặt cũng sẽ thay đổi màu sắc theo cảm xúc rõ rệt hơn.

 

1 jaja

 

Những nguyên nhân nào gây ra “mạch nhện”?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, như nội tiết tố, giãn mạch lành tính di truyền, bệnh mô liên kết, ánh sáng mặt trời… và một nguyên nhân khá phổ biến hiện nay là do lạm dụng corticoid.

Yếu tố di truyền hoặc phụ nữ sau sinh

Bẩm sinh về cơ thể và cấu tạo làn da đã được quy định sẵn từ lúc sinh ra. Những vệt máu dưới da sẽ lộ rõ dần theo thời gian trưởng thành. Phụ nữ trong quá trình mang thai và sau khi sinh con dẫn đến cơ thể có những biến đổi mạnh, trong đó làn da là một trong những biểu hiện rõ ràng nhất. Da lúc này sẽ trở nên mỏng và yếu hơn, mạch máu phồng lên hình thành nên hiện tượng giãn mao mạch mạng nhện.

Sử dụng các loại mỹ phẩm có chứa corticoid

Corticoid bình thường là chất kháng viêm được dùng trong kê toa các bệnh lý về da như chàm, mề đay... Nếu corticoid được sử dụng một cách vô tội vạ, không đúng chỉ định, đặc biệt corticoid còn được pha trộn vào mỹ phẩm tràn lan trên thị trường hiện nay sẽ khiến cho người sử dụng bôi sản phẩm chứa corticoid kéo dài mà mình không hề hay biết.

 

chua-da-mat-mong copy

Da khi sử dụng kem trộn có chứa corticoid

 

 Việc dùng corticoid kéo dài làm nhăn da, mất độ bóng da đồng thời làm đỏ da và giãn mạch do:

- Teo lớp thượng bì, khiến da mỏng đi.

- Mất colagen, là yếu tố chính nâng đỡ thành mạch, khiến mạch máu khó giữ được cấu trúc.

- Sản xuất quá nhiều NO (nitric oxide), là 1 chất gây có tác dụng giãn mạch.

Giãn mạch do dùng corticoid còn khiến da mặt bị “nghiện”, nếu ngưng sử dụng lập tức sẽ khiến da khó chịu, ngứa ngáy…corticoid có rất nhiều tác dụng phụ, tuy nhiên trong y khoa, một số bệnh lý vẫn phải dùng corticoid lâu dài, và để ngưng nó cần phải có 1 quá trình giảm liều dần mới ngưng được. Đối với da mặt cũng vậy, khi bạn đã có 1 quá trình sử dụng corticoid lâu dài, cũng cần có 1 bác sĩ da liễu kê toa, giảm liều và theo dõi sát mới có thể ngưng hẳn được.

Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài

Tia UV (Ultra Violet- tia cực tím) trong ánh nắng mặt trời cũng góp phần lớn gây ra hiện tượng giãn mạch này. Các DNA trong tế bào da khi tiếp xúc ánh nắng, sẽ sinh ra các hoạt chất gây giãn mạch, thoái biến colagen…

 

trago

 

Có 4 loại hình ảnh giãn mạch chính

Giãn mạch hình đường thẳng

Giãn mạch hình nhánh

Giãn mạch hình nhện

Giãn mạch hình chấm

 

Các cách điều trị và phòng ngừa “mạch nhện”

Hiện nay có khá nhiều phương pháp điều trị tình trạng giãn mạch này, tùy theo từng kiểu giãn mạch mà các bác sĩ sẽ áp dụng những phương pháp khác nhau. Trong đó phương pháp điều trị bằng laser và ánh sáng như PDL (pulse dye laser), KTP.

Chích xơ

Phương pháp điều trị truyền thống cho các “mạch nhện” này là tiêm các loại thuốc vào mạch máu nhện, rồi băng chặt mạch máu lại một thời gian, làm cho mạch máu thắt lại, rồi tiêu dần đi. Tùy theo những mạch máu lộ ra nhiều hay ít mà chữa trị từ 3 tới 10 lần. Tuy nhiên, đôi khi chữa cách này vẫn không triệt để. Một phần ba phụ nữ sau khi chữa vẫn bị lại sau một thời gian.

 

IMG 0500

 

Công nghệ xóa gân máu dùng laser

Ứng dụng công nghệ cao trong xóa gân máu an toàn và ít gây đau với bước sóng ngắn 532 nm (có thể tác động đến gân máu sâu bên dưới da). Đây là loại laser duy nhất được FDA (Tổ chức Quản lý Lương thực và Thuốc của Mỹ) chính thức đồng ý cho ứng dụng xóa gân máu nổi trên da. Tùy theo tình trạng, kích thước, vị trí... gân máu mà hiệu quả đạt được sau vài tuần, vài tháng và có thể cần thực hiện từ 2 đến 6 lần. Sau khi xóa xong thường không bị lại, nhưng vẫn có thể xuất hiện gân máu mạng nhện nơi vùng da khác. Tuy nhiên, trước mắt laser chỉ tác động hiệu quả đối với các gân máu nhỏ, đường kính khoảng dưới 3 mm. Trước khi chiếu laser, cần phải tẩy trang, vệ sinh sạch vùng da, tránh phơi nắng gây đen da 2 tuần trước đó...

 

IMG 0065

 

Tóm lại, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, chúng ta nên tránh các tác nhân gây ra hiện tượng này. Sử dụng mỹ phẩm của các thương hiệu uy tín, không đơn giản chỉ là hộp kem dán mác “made in USA” (sản xuất tại Mỹ) “made in Korea” (sản xuất tại Hàn Quốc)….là đủ.

Cần phải bôi kem chống nắng

- Ánh nắng nhiều nhất trong ngày từ 8h sáng đến 16h chiều.

- Kem chống nắng có tác dụng tốt khi bôi đủ lượng trên mặt, thông thường là bằng 1 lóng tay trỏ của người đó.

- Kem chống nắng có tác dụng 30 phút sau khi thoa và sau 4 tiếng sẽ mất hết tác dụng chống nắng, để tiếp tục cần phải bôi thêm.

Tìm đến bác sĩ da liễu để điều trị các bệnh lý về da kịp thời vì khi da bị bệnh ngoài việc dễ “ăn nắng” (nhạy cảm với các tác hại của ánh nắng), còn dễ dàng bị thâm, dày sừng, giãn mạch…. nếu không điều trị đúng cách

Top
Top