• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Hiểm nguy từ giày cao gót

04/07/2016 18:14 GMT+7

Giày cao gót được xem là trợ thủ đắc lực trong việc tôn vinh hình thể của chị em phụ nữ. Không những nó giúp chị em "ăn gian" chiều cao mà còn tạo dáng đi uyển chuyển, thướt tha. Tuy nhiên nó lại là một trong những thủ phạm gây tác hại không nhỏ đến sức khỏe của bạn gái.

Bài: Trần Lệ Thủy

 

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Y khoa thế giới năm 2014, có tới 25% người đi giày cao gót, nhất là nhóm siêu cao gót với thời gian dài dễ bị tổn thương dây chằng đầu gối và dẫn đến viêm khớp, mắc bệnh thấp khớp...


Giày cao gót làm hại cổ tử cung

 

Bác sĩ chuyên khoa Lê Lan Phương - Bệnh viện Hùng Vương cho biết: "Giày cao gót có thể trở thành mối đe dọa cho sinh hoạt tình dục và sinh sản của phụ nữ. Cả Đông y lẫn Tây y đều cảnh báo khi đi giày cao gót, vì khi gót chân ở vị trí cao hơn so với mũi bàn chân, chân phải trực tiếp chịu sức nặng cơ thể, mô mềm gan bàn chân dù  có tác dụng như một “đòn” giảm xóc cũng không thể chịu đựng được tải trọng quá lớn một cách thường xuyên."

 

4bsdbfdss-9

 

Sự gồng gánh này gây nên tình trạng chấn thương kéo dài, thậm chí gây ảnh hưởng cổ tử cung. Khi mang giày cao gót thường xuyên, bộ máy “nội tạng” bị ảnh hưởng tiêu cực. Hoạt động của hệ thống niệu sinh dục có thể bị nguy hại dẫn tới những thay đổi của các cơ quan bên trong. Kết quả là chị em có thể bị lãnh cảm vì máu lưu thông không đều đến khu vực xương chậu. Khả năng khác là làm cho khung xương chậu bị nghiêng sang một bên, dẫn tới rối loạn kinh nguyệt, đau bụng mỗi khi hành kinh và giảm một số chức năng của bụng, dẫn đến khả năng thụ thai kém.

 

Ảnh hưởng đến xương gai cột sống

 

Tư thế cong tự nhiên của lưng có tác dụng như bộ phận giảm xóc nhằm làm giảm áp lực lên cột sống. Đi giày cao gót có thể gây tác hại tới xương gai cột sống. Khi di chuyển, giày cao gót khiến cơ thể bạn luôn bị ngả về phía trước và phản ứng tự nhiên là cơ thể sẽ giảm phần cong phía dưới lưng để giữ cơ thể được thẳng.

 

highheels

 

Nếu tư thế này  không được cải thiện thì nó sẽ dẫn đến hiện tượng đau lưng vì hệ cơ phải làm việc quá sức. Trong điều kiện công việc, nếu không nhất thiết phải đi những đôi giày cao gót thì giày bệt là một sự lựa chọn hoàn hảo. Áp lực sẽ được trải đều trên bàn chân, và sự thăng bằng của cơ thể cũng không gây áp lực nhiều cho lưng cũng như cột sống.

 

Gây nên nhiều bệnh 

 

high-heels-trend-fashion-2014-autumn-hat-model-street

 

Bên cạnh những ích lợi về mặt thẩm mỹ giày cao gót lại là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh về chân. 

Những nốt chai chân:

Khi bạn mang giày quá cao, gót quá nhọn hoặc giày bị chật... sau một thời gian ngắn, những nốt chai xù xì sẽ xuất hiện. Chúng khiến bạn đau và không thoải mái mỗi khi xỏ chân vào giày. 

Những vấn đề về móng chân:

Nếu bạn đi giày cao gót dạng bít mũi suốt tám tiếng/ngày, trọng lượng cơ thể tác động lên các ngón có thể sẽ làm móng chân bạn mọc ngược vào trong, hoặc gây nên bệnh nấm móng.

 

giày-cao-gót-đẹp

 

 
Ngón chân dị dạng:

Đi giày cao gót khiến những ngón chân của bạn luôn bị trượt về phía trước. Nếu để tình trạng này kéo dài quá lâu, những ngón chân sẽ bị biến dạng. Đặc biệt là các đốt ngón chân sẽ bị cụp vào, gây đau đớn.

Viêm tấy kẽ ngón chân:

Nếu kẽ ngón chân cái của bạn đang bị viêm, cần tuyệt đối tránh mang giày bít cao gót. Giày kín và chật sẽ làm tình trạng viêm nhiễm trở nên tồi tệ hơn và có thể làm bệnh lan sang những ngón chân khác.

 

dbadcc188dae26685b78aec444a5b1e5

 
Co dây chằng gót chân:

Dây chằng này giúp nâng đỡ chân khi bạn bước đi. Nếu mang giày cao trong thời gian dài, gót chân của bạn không có cơ hội tiếp xúc với mặt đất, dây chằng nơi gót chân của bạn sẽ khó duỗi ra. Khi đó bạn sẽ không thấy thoải mái khi đi chân trần hoặc mang giày đế bằng nữa.

 

Biết chăm sóc chân


Tuy giày cao gót có rất nhiều nhược điểm, nhưng không ai có thể phủ nhận ưu điểm thẩm mỹ của chúng. Vì thế, nếu vẫn muốn mang giày cao gót, bạn hãy thực hiện theo những lời khuyên sau: giảm thiểu thời gian mang giày cao gót. Chỉ nên dùng loại giày này  trong những dịp đặc biệt như dự tiệc, gặp gỡ đối tác...

 

giay-cao-got-dinh-ngoc-trai-1m4G3-9870e7

 

Nên chuẩn bị một đôi giày đế bằng ở nơi làm việc để luân phiên thay đổi. Giày đi hàng ngày không được cao quá 3cm. Nên chọn giày mũi vuông hoặc tròn thay cho mũi nhọn để các ngón chân được thoải mái hơn. Chọn giày làm bằng chất liệu thoáng khí, có tính năng co giãn tốt. Tuyệt đối không mua giày có những đường may nổi ở mũi giày vì những đường may này sẽ cọ xát vào các ngón chân. Lót miếng đệm trong lòng giày để hạn chế chai chân.

 

Chăm sóc đôi chân giúp bạn tránh được nhưng hiểm nguy do giày cao gót gây nên

Mát xa cho đôi chân. Dùng đá kỳ vệ sinh phần gót chân để loại bỏ phần da chết cũng như tránh việc hình thành những vết chai ở bàn chân. Buổi tối trước khi đi ngủ, hãy ngâm chân với nước ấm có pha thêm chút muối và một vài giọt dầu oliu từ 15 - 20 phút. Muối có tác dụng sát trùng, làm sạch da. Dầu oliu giúp khôi phục độ đàn hồi và mềm mại của da chân. Nước ấm giúp lưu thông máu, giảm các chứng sưng tấy, đau nhức chân. Dùng 50ml sữa chua trộn đều với 1 thìa cà phê nước cốt chanh và 1 thìa mật ong. Bôi hỗn hợp lên mảnh khăn bông mềm, sau đó quấn quanh bàn chân. Giữ trong khoảng 15 - 20 phút. Dùng nước ấm rửa sạch. Xay nhỏ 50gr táo đỏ trộn  đều với 5 thìa cà phê dầu thực vật và 2 thìa mật ong. Bôi hỗn hợp đều lên da chân kết hợp với việc mát xa nhẹ nhàng trong vòng 15 - 20 phút. Sau đó rửa lại bằng nước sạch.

 

 

Top
Top