• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Khám phá thú vị quanh tiếng “hắt xì”

19/04/2016 03:33 GMT+7

Đừng nói, “hắt xì” ở chỗ đông người là bất lịch sự. Thực ra đây là phản ứng rất tự nhiên của cơ thể. Xung quanh việc “hắt xì” cũng có nhiều điều để nói.

Bài: Thúy Hà

 

"Hắt xì…." không chỉ là âm thanh bạn tạo ra khi hắt hơi, nó còn là một hội chứng hắt hơi không hiếm, được gọi một cách chính thức là tình trạng bộc phát hắt hơi khi bạn tiếp xúc đột ngột với ánh nắng hay khi tiếp xúc với mùi lạ, thay đổi nhiệt độ…

 

Sneeze

 

Phản ứng tự nhiên của cơ thể

Hắt hơi dường như không gây hại gì cho cơ thể nên không được nghiên cứu sâu. Một vài nhà nghiên cứu khoa giả thuyết rằng hắt hơi là một trong những phản ứng dị thường trong hệ thống thần kinh đối giao, một số người khác lại cho rằng đó là đặc điểm còn sót lại của quá trình tiến hóa và một nghiên cứu năm 2010 ở Thụy Sĩ cho rằng não bộ của những người có điều này thì dễ bị kích thích hơn những người khác. Trên thực tế đây là một phản ứng rất tự nhiên của cơ thể.

 

Là hoạt động của cơ thể

Hắt hơi sau khi sinh hoạt tình dục xuất hiên nhiều hơn bạn nghĩ. Các nhà nghiên cứu không rõ lắm tại sao nó lại xảy ra nhưng họ tin rằng có điều gì đó liên quan như là hệ thần kinh đối giao, nó điều chỉnh những thứ như nhịp tim, sự tiêu hóa, các mô và chất lưu kết nối với sự khuấy động.

 

shutterstock 96144740spring-fever-man

 

Tốc độ của hắt hơi có thể làm bạn ngạc nhiên

Trong những năm 1950, nhà nghiên cứu sinh vật học William Firth Wells ở đại học Harvard đã ước tính rằng 1 cái hắt hơi có thể đạt tốc độ 100m/giây, tức là khoảng 224 dặm/h (tương đương khoảng 360km/h)! Ước tính của Wells bấy giờ cho thấy có vẻ bị phóng đại quá mức, nhưng rõ ràng hắt hơi di chuyển với một lực nào đó. Một nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm các nhà khoa học Singapore thấy rằng hắt hơi có vận tốc lên tới 10 dặm/h (tương đương khoảng 16km/h). Và trong chương trìnhMythBusters người dẫn chương trình Jamie Hyneman và Adam Savage đã thực hiện một thách thức là đo vận tốc hắt hơi và họ thấy nó không nhanh hơn 35 dặm/h (tương đương khoảng 56km/h). 

Lý do của kết quả này: Người đàn ông trong chương trình MythBusters rất to khỏe và vì vậy mà áp lực hắt hơi mạnh hơn so với tình nguyện viên nhỏ người hơn mà các nhà nghiên cứu ở Singapore thực hiện. "Nếu một người nào đó hắt hơi ở Bắc Mỹ, nơi mà con người có cơ thể to hơn ở đây, thì họ có thể thấy tốc độ hắt hơi cao hơn”.

 

Sneezing 

Bạn không thể hắt hơi khi ngủ

Đã có rất nhiều câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta không hắt hơi trong khi ngủ? Câu trả lời cũng đã đánh đố các nhà khoa học. Khi chúng ta nằm xuống, những màng nhầy trong mũi phồng lên, làm cho bạn trở nên nhạy cảm hơn với các phân tử bụi tạo thành xoáy ra vào qua lỗ mũi của bạn. Nhưng khi bạn chìm vào giấc ngủ sâu, những nơ-ron thần kinh chịu trách nhiệm gây ra hắt hơi đã bị ngăn cản.

 

Khi hắt hơi bạn không thể mở mắt

Bất cứ ai đã bị dị ứng khi còn học ở bậc tiểu học đều biết rõ sự dọa nạt rằng: “Hãy cẩn thận! Hắt hơi sẽ làm bay con mắt của bạn ra đấy”. Trái ngược với trò đùa lúc 10 tuổi đó, một cái hắt hơi – bất kể với lực mạnh như thế nào – vẫn không làm con ngươi của bạn bay ra ngoài hốc mắt được. Vậy tại sao chúng ta nhắm mắt khi hắt hơi? Đó chỉ là phản ứng. Dây thần kinh trong mũi bạn thì kết nối với dây thần kinh trong mắt bạn, vì vậy khi bạn hắt hơi, sự kích thích làm cho bạn nhắm mắt lại. 

sneeze2

 

Tim đập chậm hơn khi hắt hơi

Thử nghĩ xem điều đầu tiên bạn làm là gì khi bạn cảm thấy nhột trong mũi: Bạn hít thật sâu và nén lại. Sự hít thở sâu đó thắt chặt cơ ở cổ và làm tăng áp lực trong phổi – tất cả làm ngăn trở dòng máu về tim, ngay lập tức làm giảm áp lực máu và làm tăng nhịp tim. Khi bạn để cho lượng không khí đó phun mạnh ra thì huyết áp nhanh chóng trở lại bình thường và nhịp tim giảm. Sự giảm đột ngột có thể làm cho trái tim dường như là ngừng đập trong một giây, nhưng thực ra chỉ là tim đập chậm hơn một chút thôi.

 

 

Top
Top