• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thẩm mỹ an toàn

Khám và nắn chỉnh răng cho trẻ kịp thời tránh bị răng vẩu, hàm hô

08/08/2023 12:00 GMT+7

Với công nghệ thẩm mỹ hiện đại, những người không may bị hàm hô, hàm ngạnh, hàm vuông... đã có thể lấy lại tự tin về ngoại hình để thành công trong cuộc sống nhờ phẫu thuật thu gọn hàm, “gọt hàm”.

Thu gọn khuôn mặt với người bị hàm hô, vẩu, móm... được xem là bước tiến thay đổi khuôn mặt. So với những loại dị tật khác, biến dạng hàm mặt do răng vẩu, hàm hô, móm... gây nên sự mặc cảm rất lớn cho người bị. Việt Nam có trên 30% trẻ bị biến dạng xương hàm bẩm sinh và có tới gần 50% người lớn có những "chi tiết khó coi" về hàm mặt do không được điều trị, nắn chỉnh kịp thời.

Khám, nắn chỉnh răng cho trẻ kịp thời tránh bị răng vẩu, hàm hô phải thu gọn - Ảnh 1.

Một khách hàng với khuôn mặt vuông trở nên thon gọn, mềm mại sau khi phẫu thuật gọt hàm và hạ gò má tại bệnh viện Thẩm mỹ Đông Á

"Ăn đu đủ không cần muỗng"

Những lệch lạc hàm mặt thường gặp là vẩu một phần hoặc cả hàm trên theo kiểu nhô ra, vẩu hàm dưới, móm cả hai hàm... Dễ nhận thấy nhất trong việc biến dạng hàm mặt là răng bị vẩu, hàm bị hô. Những người có tình trạng này thường bị bạn bè trêu chọc với những ngôn từ khá đau lòng. Nhiều người còn có hàm dưới phát triển quá mức bình thường, tạo nên một bộ hàm xấu xí, kì dị khiến người bị mặc cảm, tự tin, có người suy sụp khiến tâm đổ bệnh. Lý giải về nguyên nhân của những bộ xương hàm khác biệt, Thạc sỹ, BS Nguyễn Quang Tiến (Giám đốc bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn) cho biết, những lệch lạc này phần lớn là do bẩm sinh, còn lại xuất phát từ những thói quen từ thời thơ ấu. Trẻ nhỏ có bộ răng sữa mềm và lỏng lẻo như cây non mới mọc, bất kỳ tác động nào dù nhỏ nhưng kéo dài cũng sẽ "xô nghiêng" chúng, kết quả là toàn bộ hàm răng trên bị mọc lệch, thường ảnh hưởng nhất là mút tay, liếm môi, ngậm ti giả…

Khám, nắn chỉnh răng cho trẻ kịp thời tránh bị răng vẩu, hàm hô phải thu gọn - Ảnh 2.

Minh họa cho từng bước chỉnh hàm, phẫu thuật với những ai bị móm lệch

Phân biệt răng hô vẩu và hô hàm

Nhiều người thắc mắc rằng nếu bị răng vẩu tại sao không niềng răng mà bác sĩ chỉ định phải phẫu thuật hàm? Niềng răng và phẫu thuật hàm là hai phương pháp hoàn toàn khác biệt, chúng chỉ bổ sung cho nhau chứ không thể thay thế nhau. Do vậy, lựa chọn phương pháp nào còn tùy thuộc vào tình trạng, nguyên nhân hô của bệnh nhân để có chỉ định phù hợp nhất.

Khám, nắn chỉnh răng cho trẻ kịp thời tránh bị răng vẩu, hàm hô phải thu gọn - Ảnh 3.

Có 3 nhóm hô thường gặp là hô do răng (răng vẩu), hô hàm (bị vẩu do xương hàm) và hô vừa hàm kết hợp hô răng.

Xác định nguyên nhân hô, vẩu là bước quan trọng nhất để có thể đưa ra phương pháp điều trị mang lại kết quả như ý. Nếu bị răng vẩu, bạn chỉ cần niềng răng để hàm răng đều và khớp với nhau. Trong trường hợp này nếu phẫu thuật sẽ tốn tiền, tốn thời gian, mất sức và kết quả không đẹp vì hết vẩu nhưng hàm răng không đều. Còn bị vẩu xương khiến hàm răng trên bị đẩy ra (hô hàm), trường hợp này phải phẫu thuật hàm, không chỉ định niềng răng vì không mang lại kết quả. Phức tạp hơn, nếu hô vừa do răng vừa do hàm, cần phải có sự kết hợp giữa 2 phương pháp cả niềng răng và phẫu thuật hàm. Niềng răng trước và phẫu thuật hàm sau.

Phẫu thuật hàm

Những người trên 18 tuổi mới được "chạm tay" vào phương pháp phẫu thuật hàm này do đến tuổi này hàm đã ngưng phát triển. Tránh trường hợp phẫu thuật xong, xương hàm vẫn tiếp tục phát triển dài ra như cũ nên phải mổ lại. Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được khám, làm các loại xét nghiệm, chụp X quang toàn bộ phần xương sọ và hàm mặt để đảm bảo an toàn, hiệu quả cho ca mổ.

Khám, nắn chỉnh răng cho trẻ kịp thời tránh bị răng vẩu, hàm hô phải thu gọn - Ảnh 4.

Một bệnh nhân đang được thăm khám và chuẩn bị phẫu thuật hàm hô tại Nha khoa Phan Đăng Lưu

Đối với người bị vẩu hàm trên, chuyên gia phẫu thuật sẽ cắt bớt xương hàm trên và điều chỉnh cho xương hàm trên lùi sâu vào. Nếu xương hàm trên quá dài, bác sĩ sẽ lấy bớt phần xương thừa ở hàm trên. Nếu xương hàm dưới quá ngắn, bác sĩ sẽ cắt và đẩy xương hàm dưới ra trước. Nếu chỉ bị vẩu ở những răng cửa, thì có thể điều chỉnh bằng cách nhổ răng số 4, cắt bớt xương hàm ở vùng răng này và đẩy phần hàm phía trước lùi ra sau, diện tích cắt rộng hay hẹp tùy vào mức độ vẩu của xương hàm. Đối với người bị hở khớp cắn, bác sĩ cũng giải quyết bằng phẫu thuật mổ điều chỉnh phần xương thừa và ghép xương thiếu cho từng hàm tương ứng. Những người bị móm (hàm dưới nhô ra trước) thì bác sĩ sẽ cắt và đẩy xương hàm dưới ra sau, hoặc đẩy xương hàm trên ra trước. Tùy vào từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ quyết định phù hợp. Quyết định này cũng sẽ dựa trên cơ sở tình trạng sức khỏe, tuổi tác của bệnh nhân. Nếu đã quyết định phẫu thuật, phải xác định có sức khỏe, bản lĩnh, quyết tâm, tiền bạc và thời gian, chấp nhận chịu đau, chịu khổ (sau khi mổ phải ăn bằng đường ống, không được đánh răng, không thể nói trong gần một tuần...).

Khám, nắn chỉnh răng cho trẻ kịp thời tránh bị răng vẩu, hàm hô phải thu gọn - Ảnh 5.

Một "cú nhảy" vượt bậc của nữ khách hàng sau khi đã phẫu thuật thu gọn xương hàm, độn cằm V-line tại bệnh viện Thẩm mỹ Đông Á

Khám, nắn chỉnh răng cho trẻ kịp thời tránh bị răng vẩu, hàm hô phải thu gọn - Ảnh 6.

Tình trạng khách hàng có răng mọc lệch, gây hàm lệch, khó khăn khi nhai và ảnh hưởng đến thẩm mỹ và đã được chỉnh sửa tại Nha khoa Phan Đăng Lưu

Hậu phẫu

Sau khi mổ xương hàm mặt, bệnh nhân sẽ được vít cố định xương bằng vít chuyên dụng. Lúc này, bệnh nhân phải ăn những thức ăn lỏng, mềm như sữa, nước cháo. Sau khoảng 1,5 - 2 tháng, bệnh nhân có thể ăn uống bình thường nhưng vẫn phải giữ gìn kỹ. Chi phí cho mỗi ca mổ từ 80 - 170 triệu đồng tùy mức độ phức tạp của các loại dị tật hay biến dạng hàm mặt. Ở Việt Nam hiện nay có rất ít bác sĩ có khả năng thực hiện được phẫu thuật này. Vì vậy khi có nhu cầu, bệnh nhân nên được khám, điều trị ở những bác sĩ có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực này nhằm hạn chế tối đa những tai biến có thể xảy ra như chảy máu, không liền xương, hoại tử xương hàm, cắt xương không đủ hoặc cắt quá mức gây dị dạng thêm cho khuôn mặt.

Khám, nắn chỉnh răng cho trẻ kịp thời tránh bị răng vẩu, hàm hô phải thu gọn - Ảnh 7.

Nữ khách hàng với khuôn mặt thanh thoát, thon gọn sau khi phẫu thuật gọt hàm tại bệnh viện Thẩm mỹ Đông Á

Khám và nắn chỉnh răng cho trẻ kịp thời tránh cho trẻ bị răng vẩu, hàm hô đáng tiếc 

Để tránh cho con mình có những bộ răng vẩu, hàm hô đáng tiếc, cha mẹ nên chú ý tới bộ phận răng hàm của con lúc còn bé để can thiệp kịp thời. Nếu trẻ được khám và nắn chỉnh kịp thời thì có tới hơn 90% trường hợp khiếm khuyết nói trên sẽ được giải quyết mà không cần đến phẫu thuật. Điều đáng nói là chữa biến dạng xương hàm bằng nắn chỉnh có chi phí rẻ hơn hàng chục lần so với phẫu thuật. Với phương pháp này, bệnh nhân cũng không phải chịu những ca mổ đau đớn. Việc nắn chỉnh hàm chỉ có thể tiến hành khi trẻ ở giai đoạn từ 9 - 15 tuổi. Lúc này, xương hàm mặt của trẻ đang ở giai đoạn phát triển, vẫn có thể "uốn nắn vào khuôn phép" bằng khí cụ chỉnh hình hàm mặt. Đối với những trẻ bị hàm hẹp, khí cụ sẽ nong rộng hàm ra và ngược lại, sau đó bệnh nhân phải được "niềng răng" để răng có thể từ từ được điều chỉnh. 

Ảnh: bệnh viện Thẩm mỹ Đông Á, bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn, nha khoa Phan Đăng Lưu

Top
Top