• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Khi cùng nhau, mỗi ngày có 48 tiếng

10/08/2016 10:33 GMT+7

Chị Như Quỳnh và anh Thành Tâm đều còn khá trẻ nhưng đã gắn bó bên nhau 17 năm trong đó có 7 năm yêu, 4 năm hôn nhân. Với đôi bạn này, mỗi ngày đều tràn đầy yêu thương. Thật khó để tin rằng mỗi ngày anh chị đều có thể cùng nhau đưa đón con đến trường.

Bài và ảnh: Huyền Phạm

 

Đường xa cùng bước

Khi trò chuyện với ba thành viên trong gia đình nhỏ, thật dễ nhận ra sự khác biệt của họ. Quỳnh sôi nổi, ồn ào còn Tâm thì điềm tĩnh, trầm tư. Bap (tên ở nhà của bé Minh Đăng) thừa hưởng nhiều tính cách của ba nên có phần “già” trước tuổi. Trước mặt người lạ, cậu bé khá trầm tư dù thực ra khi ở nhà hay trường học, Bap là cậu bé rất hay lý sự. Cái miệng dễ thương của con dễ làm người khác bị “tan chảy”.

Tâm và Quỳnh là bạn học cùng nhau từ cấp III. Ban đầu, cả hai chỉ xem nhau là bạn bè vì mỗi người đều có con đường đại học và nghề nghiệp riêng. Đôi bạn nói chuyện chưa đến năm câu trong suốt ba năm học chung. Tình bạn trong sáng ấy cứ vậy nhẹ nhàng trôi qua hơn mười năm. “Học đại học hai đứa ít gặp nhau, chỉ gặp lại những lúc họp lớp cấp III hoặc nhóm bạn cũ hẹn đi chơi. Mãi sau này sau những lần gặp lại, nói chuyện với Quỳnh thấy Quỳnh là người rất sâu sắc, quan tâm đến người khác và rất chịu khó lắng nghe nên Tâm cũng có cảm tình. Đặc biệt, Quỳnh là người luôn coi gia đình là trên hết. Lúc đó “mê” Quỳnh lắm rồi nhưng do nhát nên mình cũng không dám mở lời” – anh Tâm chia sẻ.

 

h3

Cuối tuần vợ chồng chị Quỳnh, anh Tâm gác lại mọi việc để chơi với con

 

Khi hỏi Quỳnh có cảm nhận được tình cảm của Tâm lúc đó không, Quỳnh cười ngất: “Trời ơi, mình biết chứ. Biết nên phải “bật đèn xanh” liền. Anh Tâm hiền quá, chờ mở lời biết tới khi nào”. Kỉ niệm Quỳnh nhớ nhất trong thời gian mới quen là Tâm thiệt tình quá, “Qua rủ người yêu đi chơi mà hỏi mấy giờ ba mẹ em bắt về để anh canh giờ chở về. Nhiều lúc mình cũng bực bội nhưng nghĩ lại thấy thương cái tính thiệt thà”.

Quỳnh tự nhận mình nóng tính, cái gì cũng ào ào, đôi lúc không có chuyện gì cũng làm ầm lên. Từ ngày quen Tâm, thấy Tâm hiền quá nên Quỳnh cũng phải kiềm mình lại để không ảnh hưởng đến tình cảm. “Quen nhau ba năm hai đứa quyết định làm đám cưới khi thấy tình cảm đã đủ nhiều và cần chuyển sang giai đoạn khác. Ngoài tình yêu còn trách nhiệm dành cho nhau nữa”, chị Quỳnh cho biết.

 

h1

Câu chuyện tình bạn chuyển thành tình yêu và bước sang trang mới khi cậu con trai Minh Đăng (tên ở nhà là Bap) ra đời - Ảnh khi Bap 2 tháng tuổi

 

Là gia đình nên sẽ luôn bên nhau

Chị Như Quỳnh hiện là phóng viên Quốc tế của một tờ báo, công việc bận rộn nhưng không vì thế mà chị bỏ bê gia đình. Khi chưa có con, chị thường sắp xếp công việc để về nhà sớm và ăn cơm với gia đình. Đến khi có con, chị sắp xếp thời gian đưa con đến lớp và đón về. Ngày nào có thể về sớm hơn, vợ chồng chị lại đi đón con sớm hơn một chút. Anh Tâm chia sẻ: “Hai ngày cuối tuần, vợ chồng tôi luôn gác hết công việc lại để có thời gian chơi với con, đưa con đi chơi hay về thăm nhà nội. Từ lúc con nhỏ xíu, vợ chồng đi đâu cũng cho con theo”.

Có điều kiện để ra sống riêng nhưng anh chị chọn sống cùng cả ông bà nội và ngoại. Cứ cuối tuần anh chị lại đưa con về bên nội. Chị Quỳnh tâm sự: “Vợ chồng tôi muốn Bap có nhiều tình cảm với ông bà và các cô chú, anh chị của cả hai gia đình nên chọn cách ở cả hai nhà. Cũng may nhà nội, ngoại khá gần nên di chuyển không mất thời gian. Bap cực kì thích các anh chị họ hàng bên nhà nội, đi đâu cũng nhắc anh chị”.

 

h7

Hai "chàng trai" quan trọng của chị Như Quỳnh

 

Hiện nay, ngoài công việc tại tòa soạn, chị Quỳnh còn đi tập yoga, sắp tới sẽ trở thành hướng dẫn viên đứng lớp nhưng vẫn hàng ngày đưa đón Bap đi học. Sở dĩ chị có thể làm được tất cả các việc ấy vì có được người bạn đời tuyệt vời. Chị tự hào kể: “Tôi may mắn khi có anh Tâm bên cạnh. Chỉ cần có anh, một ngày như có 48 tiếng chứ không phải 24 tiếng nữa. Anh có thể làm mọi việc trong nhà chẳng nề hà bất cứ điều gì. Thương nhất là những lúc con bệnh, anh cũng thức chăm con; vợ bệnh chăm vợ, nấu cháo cho vợ nhưng khi chính mình bị bệnh lại im luôn sợ vợ lo lắng”.

Anh Tâm cười hiền lành: “Công việc của tôi làm tại nhà nên có thể sắp xếp được thời gian. Tôi cho rằng khi đã là gia đình thì mọi công việc đều là việc chung, ai làm cũng vậy miễn sao tốt nhất cho nhau và cho con. Từ khi Quỳnh tham gia lớp thiền và yoga, ngoài vấn đề sức khỏe, tôi thấy cô ấy còn bớt nóng tính hơn. Vì thế, tôi hoàn toàn ủng hộ vợ.”

Cuộc sống gia đình không bao giờ êm đềm, đó gần như đã trở thành quy luật. Tuy vậy, trong gia đình Quỳnh - Tâm, người “gây chuyện” bao giờ cũng là vợ. “Vì tôi nóng tính, hay làm ầm ĩ mọi chuyện. Những lúc ấy, anh chỉ im lặng hoặc bỏ đi ra chỗ khác. Khi mình hết nóng rồi anh mới phân tích đúng sai. Nói thiệt anh Tâm như “thần hòa giải” trong gia đình nhỏ của mình vậy. Không chỉ hòa giải chuyện hai vợ chồng mà còn hòa giải cả giận hờn giữa mình và Bap nữa. Chuyện gì lớn nhỏ trong nhà hỏi ý anh sẽ đều suôn sẻ vì anh suy nghĩ rất thấu đáo và bình tĩnh hơn mình”, chị Quỳnh cho biết.

 

Bap - Tình yêu của ba mẹ
Bap bắt đầu đến trường từ khi mới 6 tháng tuổi. Cậu bé sớm thích nghi và yêu thích việc đi học. Con được ba mẹ thống nhất nuôi dạy theo hướng phát triển tự nhiên. Con không được dạy phải học giỏi, biết đọc biết viết sớm mà quan trọng hơn phải biết lễ phép và yêu thương. Được thỏa sức sáng tạo, tự nhiên lớn lên trong tình cảm yêu thương của ba mẹ và gia đình nên cậu bé Bap cũng học tập và trở thành một cậu bé tình cảm, biết quan tâm đến mọi người.
Top
Top