Dịch: Mê Linh
Duval, khi đó, 18 tuổi, được chẩn đoán ung thư hệ bạch huyết, vào ngày trước trận đấu vòng loại đầu tiên của cô tại Giải Wimbledon. Mặc dù nhận được hung tin, cô vẫn ở lại và thi đấu hết mình.
“Tôi không nhìn thấy lối thoát nào khác ở thời điểm đó, ngoại trừ cố gắng chiến thắng mỗi trận đấu để không phải về nhà sớm vì tôi không muốn đối diện với sự thật”, Duval kể trong một lần được phỏng vấn vào hồi đầu tháng 8 năm nay.
Victoria Duval năm 17 tuổi
“Tôi không thật sự nhận thấy rằng mình dũng cảm như thế nào cho đến khi về nhà. Mọi người trong gia đình và bạn bè, họ bảo nếu họ nhận được hung tin giống như tôi vào ngày trước khi thi đấu, họ không thể nào tham gia vì điều đó giống như tai họa lớn nhất mà bạn nghe được. Tôi chỉ nghĩ rằng mình cần tiếp tục chiến thắng để không phải về nhà. Theo tôi, tiếp tục thi đấu còn dễ hơn”.
Nước mắt, không phải mồ hôi!
Duval tiếp tục ra sân, và giành chiến thắng để đủ điều kiện tham dự vòng đấu chính Giải Wimbledon và là trận đấu đầu tiên của cô trong giải đấu. Nhưng khi Duval ở trong phòng thay quần áo trong lúc trì hoãn do trời mưa trước trận đấu vòng loại thứ hai của cô, những suy nghĩ bắt đầu lởn vởn trước tương lai mù mịt.
Duval tại giải Wimbledon-2014
“Đó là lần đầu tiên tôi nghĩ đến những thứ mà tôi phải đối mặt khi quay về nhà, một ý tưởng khủng khiếp”, cô trải lòng. “Tôi cầm điện thoại, đọc về hóa học trị liệu, và xem kỹ những gì diễn ra trong quá trình hóa trị. Tôi bắt đầu khóc ròng vì không biết liệu mình có thể hết bệnh không. Khi cầm vợt ra sân, tôi đã thi đấu cả trận với đầy nước mắt, giống như một cơn ác mộng. Sau đó, chúng tôi đi bác sĩ, ông nói về tất cả những phản ứng phụ mà tôi đã đọc được trên mạng, tôi có cảm giác mình giống như một đứa bé, thì ra là vậy”.
Trong khi thứ hạng cô tăng vọt khi lần đầu tiên lọt vào vào danh sách 100 tay vợt nữ hàng đầu thế giới căn cứ vào phong độ tại Giải Wimbledon 2014, Duval bắt đầu điều trị hóa học trị liệu. Cô thổ lộ cô thấy mình sống trong cảnh tối tăm hơn bất cứ lúc nào hết.
Victoria Duval
“Đôi lúc, tôi cảm thấy quá khủng khiếp sau khi hóa trị, tôi chỉ ngồi trên giường bệnh và thầm thì: ‘Tôi không bệnh! Tôi không bệnh! Tôi không bệnh!’” cô giải thích. “Tôi lặp lại câu đó 10 lần, 20 lần, 30 lần, 50 lần, và bạn có biết điều gì xảy ra không? Cuối cùng thì tôi thấy mình khỏe mạnh”.
Duval và gia đình cô cũng rút ra bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng xảy ra với họ trước kia, khi cha cô, ông Jean – Maurice, gần chết trong trận động đất ở Haiti vào năm 2010. Cuối cùng, ông được cứu sống khi được lôi ra từ đống gạch vụn sau 11 tiếng đồng hồ, nhưng một tay của ông bị bại liệt vĩnh viễn.
“Ba tôi đã trải qua câu chuyện tương tự, và hiểu rõ giá trị cuộc sống”, Duval chia sẻ. “Những cơ hội sống sót của ba cho thấy lẽ ra ba đã không còn tồn tại trên cõi đời này, và giờ đây, ba trân trọng từng phút giây. Đối với tôi, cuộc sống thậm chí còn đặc biệt hơn vì tôi có cơ hội thi đấu. Tôi hiểu điều đó không dễ dàng. Tôi cực kỳ biết ơn cuộc sống”.
Quyết tâm vượt khó Duval cho biết, các mục tiêu sự nghiệp của cô giờ đây không khác gì trước kia. “Tôi muốn là 10 cây vợt nữ hàng đầu thế giới và đó vẫn là điều mà tôi tự tin mình có thể đạt được”, cô thổ lộ vào hồi giữa tháng 8 năm nay. “Điều này có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn vì những gì mà tôi đã trải qua nhưng vẫn có thể làm được”. “Phương châm lớn nhất của tôi là hiểu mọi chuyện xảy ra đều có lý do của nó”, cô khẳng định. “Rất nhiều lần, người ta nghi ngờ cuộc sống và cho rằng mọi thứ không công bằng, nhưng tôi lại cảm thấy nếu một sự việc nào đó xảy ra với bạn chỉ vì nó buộc phải như vậy. Mọi thứ không diễn ra tình cờ. Cho dù có chuyện gì đi chăng nữa thì bạn cũng cần quyết tâm và bạn sẽ vượt qua khó khăn bằng cách này hoặc cách kia”. |
Vượt qua bệnh tật và trở lại
Những vận động viên quần vợt khác cũng ra sức giúp đỡ. Thần tượng của Duval, Venus Williams, vô cùng chu đáo.
“Venus thật sự quan tâm và giúp đỡ rất nhiều, điều này khiến tôi quá sốc và quá ngạc nhiên”, Duval cho biết. “Tôi rất quý chị ấy, và sự thật là chị đã dành thời gian trong cuộc sống bận rộn của mình để gửi tin nhắn cho tôi ít nhất 1 lần/tuần, điều đó thật tuyệt vời”.
Ross Hutchins, chuyên gia quần vợt ở nội dung đánh đôi người Anh đã nghỉ hưu người đã chiến đấu với căn bệnh ung thư hệ bạch huyết, cũng liên lạc với Duval, dù ông chưa bao giờ gặp cô. “Cô ấy là một tài năng đang tỏa sáng”, ông nói. “Một con người tuyệt vời làm sao”.
Duval trở lại sân lần đầu tiên là hồi tháng 10 năm ngoái sau khi tuyên bố trị dứt bệnh, nhưng bị suy yếu bởi hóa trị và phải làm quen từ từ. Cô cầm vợt trong 30 phút rồi tăng lên 60 phút; một tiếng đồng hồ rồi tiếng rưỡi. Vào cuối tháng 7/2015, đây là lần đầu tiên cô tham gia một trận đấu đủ 3 set.
“Tôi luôn hiểu rằng con người tôi mới mạnh mẽ làm sao, nhưng rõ ràng là tôi có lòng cam đảm và sự quyết tâm”, Duval tâm sự. “Để thoát ra bất cứ một tình huống dữ dội nào, bạn cần phải vô cùng kiên cường, và tinh thần cũng phải mạnh mẽ. Để có thể bắt đầu thi đấu trở lại, điều đó thậm chí còn đòi hỏi nhiều điều hơn”.
Mười ba tháng sau khi cầm vợt ra sân lần cuối cùng, Duval thi đấu lần đầu tiên kể từ khi quay trở lại là vào đầu tháng 8 năm nay tại giải đấu nhỏ ở Landisville, Pennsylvania, sau đó là ở trận đấu vòng loại Giải Western & Southern Open tại Cincinnati, bang Ohio, Mỹ.
Lần cuối cùng Duval thi đấu tại công viên Flushing Meadows (nơi tổ chức Giải Mỹ mở rộng) vào năm 2013, cô đã đánh bại cựu vô địch Giải Mỹ mở rộng 2011 Samantha Stosur và nhanh chóng trở thành vận động viên quần vợt được yêu mến của giải đấu. Năm ngoái, giữa lúc hóa trị, cô không thể theo dõi giải này.
“Không gì có thể diễn tả được cảm giác là một người Mỹ thi đấu tại Giải Mỹ mở rộng”, Duval bộc bạch. “Đặc biệt, sau những gì mà tôi đã trải qua, tôi nghĩ người ta sẽ ủng hộ nhiệt tình và tôi thật sự mong chờ được thi đấu tại Giải Mỹ mở rộng khi được đặc cách. Giải Mỹ mở rộng là giải đấu gay go nhất theo cảm nhận của riêng tôi. Đó là nơi tôi có những ký ức lớn nhất về quần vợt, vì thế tôi không thể chờ đợi để có thêm một ít ký ức nữa”.
Vẫn là người chiến thắng |
Victoria Duval nghĩ những căn phòng thay quần áo dành cho vận động viên quần vợt sẽ vắng lặng nếu thiếu cô. “Khi nhìn thấy mọi người, tôi rất vui”, cô gái trẻ người Mỹ nói về sự trở lại của mình với Giải Mỹ mở rộng 2015 rồi cười khúc khích. “Theo tôi, họ nhớ tính lòe loẹt của tôi”, cô cho biết thêm. “Có lẽ tôi là người kỳ lạ nhất trên sân. Tôi chọn mọi thứ màu sáng”. Duval là tia nắng mặt trời tại công viên Flushing Meadows (nơi tổ chức Giải Mỹ mở rộng) cách đây 2 năm, vận động viên được ưa thích của giải đấu khi cô đánh bại tay vợt vô địch Giải Mỹ mở rộng năm 2011 Sam Stosur ở vòng đầu tiên ở tuổi 17. Cô đã trở lại vào ngày 25/8/2015 khi thi đấu vòng loại Giải Mỹ mở rộng 2015 – vẫn đội nón lưỡi trai, đeo kính có viền và bộc lộ tình cảm sau khi chiến thắng bằng giọng the thé. Quá nhiều chuyện xảy ra kể từ khi đó, nhưng giờ đây cô chỉ đơn giản cho rằng bệnh tật là “sự trục trặc” trong sự nghiệp đầy hứa hẹn. Trong khi tham dự vòng loại Giải Wimbledon hồi năm ngoái, Duval nhận biết mình bị ung thư. Cô đã thi đấu trong bệnh tật, lọt vào vòng đấu chính, đánh bại tay vợt hạt giống ở vòng đầu tiên – và khóc trên sân. Duval chữa dứt bệnh hồi tháng 9 năm ngoái và phục hồi tốt. Nhưng cảm thấy khỏe khoắn trong các hoạt động hàng ngày và thi đấu quần vợt mang đẳng cấp thế giới là hai chuyện khác nhau. Cuối cùng, vào tháng 5 năm nay, Duval đã có thể theo được việc tập luyện. Cô tham gia thi đấu những trận đầu tiên sau hơn một năm tạm ngưng tại giải đấu treo phần thưởng trị giá 25.000 USD tại Landisville, Pennsylvania vào hồi đầu tháng 8 năm nay, chiến thắng cả hai trận đấu ở nội dung đánh đơn. Sau đó, Hiệp hội Quần vợt Mỹ đặc cách cho cô tham dự vòng loại Giải Mỹ mở rộng 2015. Max Eisenbud, phó chủ tịch bộ môn quần vợt thuộc Công ty IMG, đại diện cho Duval, bày tỏ trên mạng xã hội đó là “tội ác tày đình” vì Duval không được đặc cách vào vòng đấu chính cùng với hashtag (tính năng dán) “youcanbeatcancerbutcantbeattheusta” (bạn có thể chiến thắng ung thư nhưng không thể đấu lại Hiệp hội Quần vợt Mỹ). |