• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Lụa Mã Châu ước vọng hồi sinh

24/09/2024 17:38 GMT+7

Từng vang danh với những tấm lụa hảo hạng dành cho cung đình, lụa Mã Châu (H.Duy Xuyên, Quảng Nam) đã trải qua nhiều thăng trầm, hiện bên bờ ước vọng được hồi sinh ngoạn mục.

Lịch sử ngót 500 năm, lụa Mã Châu được biết đến với hoa văn cổ, quý, chất lượng bền, mặt vải mịn, đanh, chắc mang đậm đặc trưng xứ Quảng - mộc mạc, giản dị mà sóng sánh, mềm mại. Trước sự cạnh tranh của thị trường đến từ các loại vải công nghiệp, các loại lụa Trung Quốc, lụa và nghề dệt lụa truyền thống ở Mã Châu một thời tưởng rơi vào quên lãng.

Khó khăn từ một vùng lụa cổ

Có lịch sử lâu đời, mỗi mảnh lụa thấm đẫm những câu chuyện văn hoá, mang đậm hồn cốt xứ Quảng nhưng cũng như nhiều làng nghề cổ khác, làng lụa Mã Châu phải đối mặt với nhiều thách thức để tồn tại, phát triển.

Chia sẻ với phóng viên, chị Trần Thị Yến (thương hiệu tơ lụa Mã Châu) nói: "Thị trường mở cửa tạo ra cạnh tranh gay gắt về mẫu mã, giá cả. Cùng với sự cố chấp của người làng nghề, các mẫu lụa gần như không được cải tiến khiến khoảng cách với thị hiếu hiện đại ngày càng xa".

Lụa Mã Châu ước vọng hồi sinh- Ảnh 1.

Chị Trần Thị Yến cho biết, Mã Châu đã khôi phục được dòng Lãnh Hoa (Hoàng bào ngày xưa) vốn thất truyền hơn 200 năm. Đồng thời, có bước cải tiến về họa tiết, chất liệu để phù hợp với thời trang hiện đại, có thể tiêu thụ rộng rãi trên thị trường thay vì chỉ nằm ở bảo tàng.

ẢNH: LỤA MÃ CHÂU

Cũng theo chị Yến, làng nghề còn có khó khăn nội tại như tìm kiếm nguyên liệu, bảo tồn kỹ thuật dệt truyền thống (đảm bảo đặc trưng của vùng lụa), xây dựng thương hiệu... Rồi khó khăn về nguồn vốn. Chị Yến cho biết, việc đầu tư vào sản xuất lụa tơ tằm đòi hỏi nguồn vốn lớn để mua nguyên liệu, trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường.

"Như chúng tôi còn thêm khó về mặt bằng sản xuất. Sinh ra từ làng nghề dệt lụa, ước mơ lớn nhất của gia đình tôi chính là được tạo điều kiện thuê đất, được duy trì xưởng, phát triển kinh doanh trên chính mảnh đất này…", chị Yến giãi bày.

Lụa Mã Châu ước vọng hồi sinh- Ảnh 2.

Biết đến câu chuyện của Mã Châu, nhà thiết kế Lê Thanh Hòa đã vào cuộc, hỗ trợ Mã Châu truyền thông quảng bá thông qua việc sử dụng vải để lên các thiết kế trình diễn tại các show diễn trong, ngoài nước

ẢNH: LỤA MÃ CHÂU

Quyết tâm từ những người trẻ của làng nghề

Làm sống lại một dòng lụa cổ không phải là việc dễ dàng. Để tồn tại không chỉ trông chờ vào lụa mà còn phải tạo ra… "hệ sinh thái" cho lụa.

Chị Yến kể: "Ba tôi là đời thứ 18 kế nghiệp tổ tiên. Suốt mấy chục năm nhìn ba loay hoay với nghề, với làng mà vẫn chưa tìm được lối ra, tôi rất xót. Ngay khi tốt nghiệp Đại học kinh tế Đà Nẵng, tôi quyết tâm về làng giúp ba, đặt mục tiêu kế nghiệp, tìm hướng đi cho Mã Châu".

Chị Yến về quê, xây dựng đề án "Khôi phục phát triển làng nghề truyền thống tơ lụa Mã Châu gắn với du lịch trải nghiệm làng nghề", trình với Ban điều hành khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Quảng Nam. Tới nay, chị và các cộng sự đã hoàn tất giai đoạn 1 đề án (khôi phục sản xuất, chuyển đổi công nghệ - ứng dụng công nghệ kỹ thuật số hiện đại vào quá trình sản xuất hoa văn cho vải lụa tơ tằm tự nhiên).

Lụa Mã Châu ước vọng hồi sinh- Ảnh 3.

"Để khôi phục việc dệt lụa, chúng tôi đã đầu tư 10 khung dệt kiếm và hệ thống đầu kỹ thuật số hiện đại với chi phí gần 10 tỉ đồng", chị Yến cho biết

ẢNH: LỤA MÃ CHÂU

Lụa Mã Châu ước vọng hồi sinh- Ảnh 4.

Nỗ lực nâng cấp sản phẩm cả về chất lượng và hình thức đã đưa lụa Mã Châu thành sản phẩm khác biệt trên thị trường, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cho một sản phẩm thời trang hiện đại, làm ưng ý các nhà thiết kế thời trang trong, ngoài nước

ẢNH: LỤA MÃ CHÂU

Nhờ ứng dụng kỹ thuật số vào quá trình tạo hoa văn thay cho công nghệ bìa giấy các tông truyền thống, lượng sản phẩm do cơ sở của chị Yến tạo ra đã tăng gấp 5 lần so với công nghệ cũ, có thể dệt được hoa văn phức tạp, đặc biệt là hoa văn thiết kế riêng của khách hàng thay vì những hoa văn nhỏ, lặp lại theo chu kì của công nghệ cũ.

Lụa Mã Châu ước vọng hồi sinh- Ảnh 5.

Ngoài nhà thiết kế Lê Thanh Hòa, lụa Mã Châu còn đồng hành và là nguyên liệu ưa thích của các nhà thiết kế Huy Vo, Ngô Nhật Huy, LiA...

ẢNH: LỤA MÃ CHÂU

Chia sẻ với phóng viên, ông Phạm Ngọc Sinh, Phó giám đốc Sở KH-CN tỉnh Quảng Nam, Trưởng ban Điều hành khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Quảng Nam, cho biết lụa Mã Châu được xem là một báu vật của xứ Quảng, đang được chị Yến và những người bạn trẻ làng nghề thổi một làn gió mới.

"Bằng đam mê cháy bỏng, những bạn trẻ này không chỉ gìn giữ những kỹ thuật dệt truyền thống mà còn sáng tạo nên những mẫu mã hiện đại, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Thời gian vừa qua, có thêm hỗ trợ của tỉnh và nước bạn Hàn Quốc, làng nghề Mã Châu đã được trang bị máy móc hiện đại, đồng thời được kết nối với các kênh phân phối rộng khắp. Lụa Mã Châu vì thế cũng được xem như chắp thêm đôi cánh, mong rằng sẽ càng ngày càng mạnh", ông Sinh nhìn nhận.

Vẫn theo ông Sinh, ý tưởng kết hợp lụa Mã Châu với du lịch của chị Yến và các bạn trẻ làng nghề đã mở ra một hướng đi mới đầy hứa hẹn, giúp du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những sản phẩm thủ công tinh xảo mà còn hiểu sâu hơn về văn hóa, con người xứ Quảng.

"Lụa Mã Châu, với những câu chuyện tình yêu và huyền thoại gắn liền với dòng sông Thu Bồn, hứa hẹn sẽ còn tỏa sáng hơn nữa trên thị trường thế giới", ông Sinh tin tưởng.

Top
Top