• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Mẹ Việt học gì từ Mẹ Pháp?

06/12/2016 07:01 GMT+7

Tiến sĩ xã hội học giáo dục Nguyễn Khánh Trung – cán bộ viện Nghiên cứu phát triển giáo dục Ired vừa hoàn thành nghiên cứu và cho ra mắt cuốn sách “So sánh giáo dục gia đình giữa phụ huynh Pháp và Việt Nam”. Nhằm đưa đến bạn đọc những thông tin hữu ích từ nghiên cứu này, Thời Trang Trẻ trích đăng tóm tắt 10 khác biệt tiêu biểu trong nhận thức, quan niệm của phụ huynh Pháp và phụ huynh Việt về mục tiêu giáo dục gia đình. Qua đó, phụ huynh Việt có được cái nhìn nhiều chiều và học hỏi thêm trong hành trình làm cha mẹ của mình.

Bài: TD

 

1. Đạo đức, nhân cách

Phụ huynh Pháp chú trọng đến giáo dục trẻ tôn trọng người khác, sự lịch thiệp, trách nhiệm, quan tâm chia sẻ, phục vụ người khác. Phụ huynh Việt quan tâm dạy con vâng lời, ngoan hiền, hiếu thảo, kính trên nhường dưới, biết chia sẻ.

 

shutterstock 121046950

 

2. Sự tự chủ

 

Phụ huynh Pháp nhấn mạnh một cách ưu tiên dạy con khả năng tự chủ: tự lo cho bản thân hàng ngày, trong học tập, tự chủ về đời sống tinh thần, tư duy độc lập và óc phản biện, tự lập về tài chính, tự quyết về tương lai, có khả năng hội nhập vào xã hội và chung sống với mọi người. Trong khi đó, phụ huynh Việt nhóm bình dân không nhấn mạnh một cách ưu tiên vấn đề này, phụ huynh Việt nhóm trí thức có quan điểm gần với phụ huynh Pháp.

 

3. Học vấn nghề nghiệp

 

Phụ huynh Việt ưu tiên chuyện học hành trong hiện tại và tương lai. Họ muốn con học giỏi, đạt thành tích điểm số cao, “học để làm quan”, học để thoát nghèo, để đổi đời… Phụ huynh Pháp mong con hạnh phúc, có được công việc mà con yêu thích, học hành bằng cấp được xem như một phương cách tăng thêm lựa chọn cho tương lai của con.

 

4. Sự phân vai trong gia đình

Nuôi dạy con là nhiệm vụ và quyền của cha mẹ nên ông bà, người thân trong gia đình Pháp không tham gia trực tiếp nếu cha mẹ không yêu cầu. Những người lớn trong gia đình không tỏ ra bất đồng trước mặt con trẻ. Trong gia đình Việt, nhiều trường hợp một gia đình có ba thế hệ, ông bà thường can thiệp vào việc giáo dục con của cha mẹ. Một số trường hợp nhất trí với nhau nhưng một số khác không phối hợp hoặc không quan tâm đến khía cạnh này.

 

5. Thời gian sinh hoạt chung

 

Nhiều phụ huynh Pháp nhấn mạnh tầm quan trọng của thời gian sinh hoạt gia đình chung có đầy đủ cha mẹ và con cái với các hoạt động như: ăn uống, đi dạo, chơi, xem phim… chung. Trong khi đó, một số phụ huynh Việt trong nhóm trí thức có ý thức về điều này. Tuy nhiên, nhìn chung phụ huynh Việt không nhấn mạnh tầm quan trọng của thời gian sinh hoạt chung như một nhân tố quan trọng.

 

shutterstock 111819506

 

6. Các hình phạt

 

Nhiều phụ huynh Việt vẫn còn tư tưởng “thương cho roi cho vọt” trong việc trách phạt con cái, đặc biệt phụ huynh nhóm bình dân. Ngoài roi vọt còn một số hình phạt khác như quỳ gối, úp mặt vào tường…Một số phụ huynh phạt con giống phụ huynh Pháp. Hình phạt của phụ huynh Pháp thường mang tính giáo dục có chủ đích liên quan đến thái độ và hành vi của trẻ, thường là: không cho những gì mà trẻ thích: cấm xem phim, trò chơi điện tử, tịch thu điện thoại, máy tính; yêu cầu làm những điều trẻ không thích như bắt chép nhiều dòng về những điều không được làm, đọc sách, lên phòng riêng để bình tĩnh và suy nghĩ lại, dọn dẹp, đứng yên ở góc nhà…

 

AR-131019731

 

7. Thưởng

 

Phụ huynh Pháp dùng lời nói khen ngợi, khích lệ, không thưởng bằng hiện vật, khen thưởng không nhất thiết gắn với kết quả học tập mà thường gắn liền với hành vi và thái độ của trẻ. Phụ huynh Việt phần lớn gắn việc thưởng với thành tích điểm số trong việc học tập. Các hình thức thưởng là mua những gì con thích, biểu dương, khen ngợi.

 

8. Công việc của trẻ

 

Trẻ em Pháp được phân việc trong nhà ngoài thời gian học ở trường và làm bài tập ở nhà, các việc như chuẩn bị và dọn bàn ăn, dọn vệ sinh nhà... Sau 14 tuổi, trẻ được khuyến khích đi làm thêm vào các dịp hè để thực hiện những dự án riêng của chúng. Trẻ em trong gia đình Việt chủ yếu chỉ học. Có trường hợp trẻ phải lao động để phụ giúp gia đình nhưng cũng có những trẻ được bao bọc, làm thay mọi việc trẻ đòi gì được đó. Ít thấy phụ huynh đặt việc lao động của trẻ trong chiến lược giáo dục con.

 

9. Nhu cầu của trẻ và những giới hạn

 

Phụ huynh Việt có trường hợp nói có hoặc không nhưng giải thích dựa trên sự hợp lý; có khi nói có hoặc không tùy theo khả năng của cha mẹ nhưng cũng có trường hợp chiều con trong mọi chuyện, đứa trẻ lớn lên trong sự phục dịch của cả gia đình. Trong gia đình Pháp, cha mẹ nói có với con nếu thấy hợp lý và có ích, sẵn sàng nói không, dạy con biết khuôn khổ, những giới hạn, quy tắc trong gia đình và xã hội cần tuân thủ… với ý thức điều này là cần thiết cho việc hội nhập vào cuộc sống xã hội và nghề nghiệp của con về sau.

 

10. Đọc sách

 

Phụ huynh Pháp khuyến khích trẻ đọc, có những trường hợp bắt đọc như một hình phạt. Đa số phụ huynh đọc truyện cho con nghe để đến khi trẻ biết đọc và muốn tự đọc. Phụ huynh Việt không có thói quen đọc sách cho con, thay vào đó nhiều phụ huynh kể chuyện, hát ru con ngủ khi con còn nhỏ. Một số phụ huynh Việt nhóm trí thức khuyến khích con đọc sách, đa số còn lại không có thói quen này hay không để ý đến chuyện đọc của con.

shutterstock 109393169

 

Top
Top