• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Món ăn hay vị thuốc

25/08/2015 04:47 GMT+7

Đôi khi có những vị thuốc dân dã rất gần nơi ta ở, song chúng ta lại quên đi, chưa biết tận dụng để làm thuốc chữa bệnh, bồi bổ cơ thể.

Thúy Hà

 

Ngải cứu (Mugwort)

Ngải cứu được đánh giá rất cao để điều trị các chứng bệnh liên quan đến các chị em như làm thuốc điều kinh, an thai. Có thể dùng dưới dạng bột, dạng cao, dạng khô sắc lấy nước uống. Vị thuốc này cũng có nhiều tác dụng khác như sơ cứu vết thương, trị mụn, mẩn ngứa, chữa đau nhức xương, cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh.

 

ngaicuu

Cây Ngãi Cứu

Đặc biệt, nó có thể giúp khôi phục thể chất, suy nhược cơ thể cho phụ nữ sau sinh. Đông y có những bài thuốc hay, song phương pháp dân gian vẫn được nhiều người lựa chọn. Bạn có thể lấy một con gà ác, 2 nắm đậu xanh, 2 hạt sen, 3 nắm lá ngải cứu, nêm nếm thêm chút gia vị cho vào nồi chưng cách thủy cho đến khi chín nhừ thì nhấc ra ăn. Có thể dùng hết cả cái lẫn nước.

Lưu ý: Lương y Nguyễn Thị Mười cho biết: loại thảo dược này tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng quá nhiều cũng có thể gây ra ngộ độc. Độc tính của ngải cứu khi dùng quá liều là làm cho thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, dẫn tới chân tay run giật, hoặc co giật toàn thân. Phụ nữ mang thai muốn dùng cần hỏi ý kiến bác sĩ.

 

Cỏ sữa

Từ khi còn chưa biết đến các loại thuốc tây y, người xưa đã biết dùng cỏ sữa để cầm máu và điều trị các chứng bệnh về rôi loạn tiêu hóa.

 

Co sua la nho

Cỏ sữa lá nhỏ

 

Bên cạnh đó nó cũng được dùng để chữa chứng bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, như ho, cảm lạnh, sổ mũi, viêm phổi và hen suyễn. Cách sử dụng đơn giản, có thể dưới dạng trà hãm  nước sôi hay dạng nước sắc.

 

caycosualalon

Cỏ sữa lá lớn

 

Lưu ý: không nên dùng cỏ sữa liều cao, bởi nó có thể gây kích ứng dạ dày.

 

Lang nữ (Valerian)

Ưu điểm của lang nữ là ít độc, không gây phản ứng phụ cho người dùng. Không chỉ được dùng phổ biến ở các nước Á Đông, các nước châu Âu đã sử dụng vị thuốc này như một vị thuốc an thần từ rất lâu nhằm chữa và điều trị các trạng thái lo âu, bồn chồn và mất ngủ. Cách sử dụng đơn giản, bạn có thể dùng 6 - 12g lang nữ sắc nước uống thay nước trong ngày. Bài thuốc Đông y có thêm ngũ tử vị. kết hợp hai vị lang nữ 6g, ngũ vị tử 8g sắc lấy nước uống trong ngày. 

 

red valerian

Lan Ngữ đỏ

Lưu ý: Mặc dù lành tính, bạn cũng chớ nên dùng quá nhiều, chúng có thể gây chóng mặt và nôn ói, Viện nghiên cứu sức khỏe quốc gia Mỹ  (The US National Institute of Health) cảnh báo.

 

Rau má

Chúng ta biết đến rau má nhiều bởi lợi ích thanh nhiệt, mát gan, giải độc là chủ yếu. Hiếm ai biết rằng, nhờ hoạt chất asiaticoside có trong rau má nên vị thuốc này đã được ứng dụng trong điều trị bệnh phong và bệnh lao. Ở đất nước luôn tin tưởng tuyệt đối vào tâm linh như Ấn Độ đánh giá cao loại dược thảo này. Họ cho rằng rau có thể giúp con người tiến đến sự hòa hợp với tâm thức vũ trụ, vì thế mà rau má thường xuyên xuất hiện trong khẩu phần ăn của những vị thiền sư, những nhà yogi và những nhà thông thái. 

 

Rau-ma-va-nhung-cong-dung-than-ki-ban-nen-biet-6

Nước Rau má

Lưu ý: Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, thuốc mất ngủ và các thuốc chống trầm cảm... vì vậy, khi đã dùng các loại thuốc này thì không nên dùng rau má. Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng nên thận trọng khi dùng loại rau này.

 

Rau sam

Dạo gần đây, tại các chợ bày bán những bó rau sam xanh tươi điểm những bông hoa nhỏ màu hồng trông rất là dễ thương. Người bán gọi đó là rau sam – một loại dược thảo mọc hoang dã thực chất nấu canh hay cuộc chấm nước mắm kho quẹt rất là ngon. Cũng như các loại rau khác, rau sam bổ dưỡng chứa nhiều vitamin A, B1, B2, C, PP, một số khoáng chất và nhiều acid béo omega-3. Ngoài tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, rau sam có thể cải thiện nồng độ cholesterol cao trong máu. Nhờ có vị chua tính lạnh, không có độc tính, nên rau sam được xếp vào danh mục có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu viêm, nhuận trường lợi tiểu, thường được dùng trong các chứng viêm nhiễm, lở ngứa, kiết lỵ.

 

rau-sam-300gr-goi

 Rau Sam

Lưu ý: Dù có nhiều lợi ích song rau sam hoạt huyết và tính hàn nên không sử dụng cho người có thai. Bên cạnh đó, do hàm lượng nitrate và oxalate trong rau sam cao nên cần thận trọng khi dùng với người có tiền sử về sạn thận.

 

 

Top
Top