• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Gen Z du lịch

Một ngày làm bánh tráng nước dừa, giăng lưới bắt cá cùng người dân Sông Cầu

15/03/2024 19:00 GMT+7

Có núi, có biển, có những đụn cát nhô cao tưởng như bất tận và những khu rừng được ví như những triền xanh mênh mang, Sông Cầu (Phú Yên) hiện lên như một bức tranh thủy mặc nhẹ nhàng mê hoặc những đôi chân mê đi.

Vịnh Vũng Rô, Bãi Xép hay Ghềnh Đá Đĩa là những địa danh quen thuộc chúng ta thường nghe về khi nhắc đến Phú Yên, tuy nhiên, người ta ít khi nhắc đến thị xã Sông Cầu, dù nơi đây cũng sở hữu không ít những thắng cảnh có thể khiến bất kỳ ai từng nghỉ chân phải nhung nhớ khôn nguôi, như Vịnh Xuân Đài, đảo Nhất Tự Sơn, cù lao Ông Xá, hòn Yến…

Đi thuyền thúng, giăng lưới bắt cá tại đầm Cù Mông

Một ngày làm bánh tráng nước dừa, giăng lưới bắt cá cùng người dân Sông Cầu- Ảnh 1.

Đến đầm Cù Mông, du khách sẽ "ra khơi" cùng những chiếc thuyền thúng chai đánh bắt

Quỳnh Mai

Đầm Cù Mông nằm ở xã Xuân Lộc, thị xã Sông Cầu, được bao bọc bởi dãy núi Cù Mông vươn ra biển. Những lợi thế về mặt thiên nhiên đã giúp đầm Cù Mông trở thành môi trường sống cho những loại cá, ghẹ, tôm hùm, sò đá cùng các hải sản mang giá trị kinh tế cao vô cùng. Thúng là tài sản không thể thiếu của ngư dân nơi đây, vì cả việc đánh bắt hải sản hay đặc biệt là nuôi tôm hùm đều cần thúng. Hằng ngày, ngư dân nuôi tôm sẽ sử dụng thuyền thúng để "đi chợ" mua đồ ăn tươi sống cho tôm hùm, sau đó tiếp tục vận chuyển thức ăn ra lồng bè nơi nuôi tôm bằng thúng. Khi nghề nuôi tôm phát triển, nhà nhà đều có thúng, thậm chí nơi này được gọi là xóm thúng.

Một ngày làm bánh tráng nước dừa, giăng lưới bắt cá cùng người dân Sông Cầu- Ảnh 2.

Thành quả của du khách sau khi trải nghiệm thuyền thúng ra đầm Cù Mông

Quỳnh Mai

Ngoài nuôi tôm, du khách còn được nghe kể về những buổi sáng sớm, khi trời còn tờ mờ, các ngư dân đã phải đánh bắt cá để còn đưa vào bờ bán buôn cho kịp phiên chợ sớm. Trước đây, người dân địa phương thường dùng thuyền gỗ bình thường để đánh bắt, nhưng sau này nhiều nhà nhận thấy sử dụng thuyền thúng vừa tiện lợi hơn, giá thành lại rẻ, họ đã dần chuyển sang những chiếc thuyền thúng chai (trừ những thuyền chuyên đánh bắt ngoài xa). Việc đó vô tình lại tạo thành một nét đặc sắc riêng gây ấn tượng cho bất kỳ ai khi từng ghé chân lại những làng chài thuộc thị xã Sông Cầu này, khi những chiếc thuyền thúng luôn có thể nhìn thấy đang lênh đênh trên biển.

Một ngày làm bánh tráng nước dừa, giăng lưới bắt cá cùng người dân Sông Cầu- Ảnh 3.

Một chú cá mắc lưới của ngư dân trên thuyền thúng khi quăng lưới vào sáng sớm

Không thể không kể đến những trải nghiệm ẩm thực địa phương được kết hợp khéo léo xuyên suốt hành trình trải nghiệm. Từ "khai vị" với món bánh tráng nước dừa, sau đó khách du lịch sẽ được thưởng thức bữa trưa "bình thường" trên lồng bè nổi như cách người dân bản địa vẫn luôn ăn. Sở dĩ nhấn mạnh từ "bình thường" là bởi chúng… bình thường thật. Hầu hết các món được dọn lên bè đều là các món ăn mà ngư dân vẫn ăn mỗi ngày, còn lại những hải sản đánh bắt được khi giăng lưới trên thuyền thúng.

Một ngày làm bánh tráng nước dừa, giăng lưới bắt cá cùng người dân Sông Cầu- Ảnh 4.

Hình ảnh lối vào nhà hàng Bà Hai tại khu nghỉ dưỡng Zannier

@Zannier Hotels Bãi San Hô

Các món hải sản chế biến theo cách nướng tự nhiên hoặc nấu với canh chua và rau giang đặc trưng của miền Trung. Phương pháp nấu nướng này nhằm giữ lại độ ngon, ngọt, giòn tự nhiên của hải sản, để du khách nếm trải vị "nguyên bản" đã làm nên chất lượng hải sản đánh bắt tại thị xã Sông Cầu - như người xưa vẫn hay khen "Cá ngon là cá Cù Mông. Gạo ngon là gạo ở đồng Phú Dương".

Một ngày làm bánh tráng nước dừa, giăng lưới bắt cá cùng người dân Sông Cầu- Ảnh 5.

@Zannier Hotels Bãi San Hô

Nằm giữa hai thành phố, phía Bắc là thành phố Quy Nhơn (Bình Định), phía Nam là thành phố Tuy Hòa (Phú Yên), vây quanh bởi đồi núi nhấp nhô xen kẽ đồng bằng, nên thị xã Sông Cầu có một văn hóa khá đặc biệt. Nơi đây vừa có sự ồn ào, rộn ràng đặc trưng của những làng chài, lại cũng vừa bình yên và khép kín, gìn giữ cho một màu sắc riêng biệt. Hấp dẫn bởi vẻ đẹp của thiên nhiên và truyền thống lâu đời ở đây, tập đoàn nghỉ dưỡng cao cấp Zannier Hotels đã quyết định mở cửa một khu resort gần thiên nhiên ngay tại Sông Cầu, mong muốn những vị khách phương xa có thể hít thở cùng một nhịp với người dân bản địa và cảm nhận trọn vẹn nhất vẻ đẹp nơi đây.

Một ngày làm bánh tráng nước dừa, giăng lưới bắt cá cùng người dân Sông Cầu- Ảnh 6.

Mang vẻ đẹp mộc mạc, mỗi căn phòng ở đây lấy cảm hứng từ chất liệu địa phương

@Zannier Hotels Bãi San Hô

Đó có lẽ cũng là lý do vì sao rất nhiều khách du lịch từ phương xa đã và đang chọn lựa những tour trải nghiệm, khám phá địa phương tại thị xã Sông Cầu làm điểm đến cho chuyến đi nghỉ dưỡng của mình. Điều họ nhận lại vượt trên cả sự tiện nghi hay đẳng cấp của một chuyến đi: cảm giác được thả hồn mình giữa thiên nhiên thuần nguyên, hoang sơ và những trải nghiệm "độc bản" khi được chung một nhịp thở với văn hóa địa phương.

Tự tay đổ bánh tráng nước dừa

Một ngày làm bánh tráng nước dừa, giăng lưới bắt cá cùng người dân Sông Cầu- Ảnh 7.

Khi đến thị xã Sông Cầu, du khách sẽ được gợi ý nhiều món đặc sản được làm từ dừa

Quỳnh Mai

Thực chất, ngoài Bến Tre, Bình Định Phú Yên cũng nổi tiếng trồng dừa. Chỉ riêng tại thị xã Sông Cầu cũng đã có hơn 1.000 ha được sử dụng để trồng loại cây ăn quả này. Thêm điều kiện khí hậu lý tưởng và vùng dừa đặc trưng nên dần dà, dừa trở thành một trong những loại cây chủ lực của vùng đất này, đồng thời cũng gắn bó mật thiết với đời sống, văn hóa tinh thần của người dân, đặc biệt là về mặt ẩm thực.

Người dân thường lấy cơm dừa và nước dừa làm cháo, làm xôi, nhưng để nói về đặc sản thì không thể kể thiếu món bánh tráng nước dừa, niềm tự hào ẩm thực của người Sông Cầu.

Một ngày làm bánh tráng nước dừa, giăng lưới bắt cá cùng người dân Sông Cầu- Ảnh 8.

Vì bánh có đến hai lớp nên thường được nướng kỹ và nướng bằng lửa than để giòn đều, thay vì nhúng nước như bánh tráng một số nơi khác

Quỳnh Mai

Với hơn 30 năm kinh nghiệm làm bánh tráng và mỗi ngày cho ra lò hơn 600 chiếc bánh tráng thủ công, cơ sở của chị Đạo đưa khách tham quan đến một quy trình làm bánh tráng thủ công truyền thống của địa phương với góc nhìn đầy đủ và chân thực nhất.

Một ngày làm bánh tráng nước dừa, giăng lưới bắt cá cùng người dân Sông Cầu- Ảnh 9.

Du khách có thể mua bánh tráng và nướng thưởng thức trực tiếp tại cơ sở của chị Đạo hoặc các cơ sở khác tại xã Xuân Thọ

Quỳnh Mai

Từ xay gạo rồi trộn với nước cốt dừa và cơm dừa đã vắt lấy nước, sau đó lại tiếp tục thêm nhúm hạt mè được đập bỏ lớp vỏ bên ngoài, đến tráng bánh trên một chiếc lò chuyên dụng. Từng gáo bột được xoay đều trên tấm vải khuôn, người thợ làm bánh sẽ tráng liên tục hai lớp để bánh được dày dặn, phồng và xốp. Công đoạn tiếp theo thể hiện sự kiên nhẫn và khéo léo trong kỹ năng của người thợ, khi họ phải dùng một chiếc đũa dài chuyên dụng để vớt bánh mà không khiến bánh bị nát hay sứt mẻ.

Một ngày làm bánh tráng nước dừa, giăng lưới bắt cá cùng người dân Sông Cầu- Ảnh 10.

Để hoàn thiện trải nghiệm của mình, khách còn có cơ hội tận mắt khám phá và thưởng thức bánh cuốn gạo được tráng bởi những đôi bàn tay tài hoa của “nghệ nhân” ngay trong khu nghỉ dưỡng

Quỳnh Mai

Trong khi đôi tay vẫn tráng bánh thoăn thoắt, một người thợ chia sẻ thêm với khách tham quan rằng, để có được một mẻ bánh tráng chuẩn và ngon nhất, gạo đã phải được sàng lọc và ngâm từ tối hôm trước để đạt được độ mềm lý tưởng để kịp xay vào sáng sớm. Mặt khác, mỗi một nguyên liệu đều phải có quy chuẩn riêng - như tỷ lệ gạo và nước phải đúng "từng li" để bánh không chai cứng, cơm dừa không thể quá già hoặc quá non cũng như nước cốt dừa phải được sử dụng ngay sau khi vắt để tránh khiến bánh có mùi chua.

Bánh tráng được nướng giòn sẽ thơm và hòa quyện giữa vị bùi của nước cốt dừa, vị ngọt dịu của gạo cùng với vị béo nhẹ của mè, kích thích vị giác vô cùng và dù ăn không hay kèm với nước chấm như xì dầu, nước mắm gừng đều ngon. Một chiếc bánh tráng phải trải qua nhiều bước chế biến công phu đến vậy lại được bán với giá rất hợp lý, chỉ với chừng 60 - 80 nghìn đồng một ràng (thường có 10 cái). Đây sẽ là món quà đặc sản hợp lý để khách du lịch mua về và tặng cho những người thân yêu của mình, đặc biệt khi những người thợ đã dành trọn cái tâm để tạo ra chiếc bánh ngon nhất.

Khám phá làng nghề "đan bóng" được cha truyền con nối

Một ngày làm bánh tráng nước dừa, giăng lưới bắt cá cùng người dân Sông Cầu- Ảnh 11.

"Bóng" là dụng cụ đánh bắt cá tôm, cua ghẹ… giống như cái lờ, cái đó, nhưng sở dĩ được gọi là "bóng mò o" vì được đan từ cây mò o (một loại cây thuộc họ tre trúc nhưng nhỏ hơn và dẻo hơn, mọc nhiều ở vùng rừng núi)

Quỳnh Mai

Thị xã Sông Cầu nằm cạnh biển nên đánh bắt hải sản trở thành một nghề truyền thống và tồn tại qua đời đời, kéo theo sự xuất hiện và dần trở nên phổ biến của một nghề khác, nghề đan bóng mò o. Đến 90% người dân ở thôn Hòa Thạnh, xã Xuân Cảnh đều có thể đan bóng.

Khi dừng chân trước mỗi căn nhà trong thôn, sẽ dễ dàng nhìn thấy những hàng mò o được xếp ngay ngắn, người già và phụ nữ thì đan bóng hoặc chẻ bóng, còn đàn ông trai tráng khỏe mạnh sẽ cầm rựa lên núi chặt cây mò o, rồi thồ về nhà bằng xe đạp.

Giữa thời đại mà đồ nhựa hay kim loại "lên ngôi", sự xuất hiện của một ngôi làng mà hầu như nhà nhà đều làm mò o, một loại dụng cụ truyền thống khiến nhiều người bất ngờ. Vì đã được tự tay làm thử những công đoạn này, nên nhiều du khách không khỏi ngưỡng mộ những người phụ nữ tay chẻ, tay đan bóng thoăn thoắt: "Bạn sẽ hoa mắt khi nhìn họ làm. Tay họ thì nhỏ nhưng lúc đan bóng thì thoăn thoắt. Thậm chí có những cô, dì còn tự mình ôm cây ra sân và chẻ cây mà chẳng cần sự giúp đỡ".

Một ngày làm bánh tráng nước dừa, giăng lưới bắt cá cùng người dân Sông Cầu- Ảnh 12.

Trong tour trải nghiệm, du khách sẽ được hướng dẫn và thử làm bóng, từ cầm rựa đẩy cây mò o để chẻ nan, lấy ruột nan chụm lửa, đến đan tấm mê thành hình bóng rồi lận toi vào

Quỳnh Mai

Điều thú vị là khi trò chuyện cùng người dân địa phương, họ chia sẻ một trong những lý do gìn giữ nghề truyền thống này hơn trăm năm qua là đến từ trách nhiệm đối với môi trường biển. Sử dụng bóng mò đánh bắt cá trong đầm không gây hại bằng thả lờ ruột heo hay châm xung điện - những thiết bị tuy hiện đại nhưng có thể tiêu diệt hải sản từ lớn đến bé. Bên cạnh đó, vì chỉ làm từ mò o nên bóng sẽ mục sau 2 - 3 tháng, sau đó sẽ tự phân hủy, chi phí mua bóng không cao và lại còn thân thiện với môi trường.

Hành trình trải nghiệm đặc biệt này chính là một trong những cách mà khu nghỉ Bãi San Hô hiện thực hóa tầm nhìn đó, hướng về tính nguyên bản và độc đáo của địa phương, đồng thời thể hiện sự tôn trọng cao nhất đến văn hóa bản địa. Không chỉ giúp người dân địa phương cải thiện về nguồn thu nhập mà còn góp phần bảo tồn giá trị truyền thống, quảng bá và lan tỏa những nét đẹp văn hóa của thị xã Sông Cầu nói riêng lẫn tỉnh Phú Yên nói chung đến bạn bè từ phương xa.






Top
Top