• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Mùa sấu chín

09/08/2016 10:48 GMT+7

Thu đến, đâu phải chỉ của mùa lá rụng, những trái sấu xanh, sấu vàng có mặt trên khắp mọi nẻo đường.

Bài: Hoàng Lan

 

ca-na1

 

Giàu giá trị dinh dưỡng

Loại quả này có giá trị không hề thua kém các loại quả khác, bao gồm: 80% nước, 1% acid hữu cơ, 1,3% protid, 8,2% glucid, 2,7% cellulose, 0,8% tro, 100mg% calcium, 44mg% phosphor, với sắt và 3mg% vitamin C. Với đặc điểm quả chua giòn nên nhiều bà nội trợ rất thích dùng sấu để làm mứt, ngâm đường làm nước giải khát, làm ô mai. Thích thú với vị thanh mát có người còn dùng sấu để đánh giấm vào nước canh rau muống hay nấu canh thịt bằm và sấu.

 

SAM 0638


Kích thích tiêu hóa

Cũng giống các loại hoa quả có vị chua khác, nhờ vào tính axit cao nên sấu cũng nằm trong danh sách có tác dụng giảm cân. Sau khi ăn sấu, tính axit này sẽ tác động đến hệ tiêu hóa, giúp cơ hấp thụ canxi tốt hơn, thúc đẩy sự trao đổi chất. Các nghiên cứu khoa học cho thấy canxi hấp thu từ thức ăn và lượng canxi trong quả sấu được lưu trữ trong các tế bào, tế bào chất béo có càng nhiều canxi lưu trữ thì khả năng bị đốt cháy và tiêu hủy càng cao.

 

Dùng như thuốc trị bệnh

BS Đông y Thanh Nguyệt lưu ý quả sấu lúc xanh có vị chua hơi chát, khi quả chín có vị chua, ngọt, tính mát, có công năng kiện vị sinh tân, tiêu thực chỉ khát, chỉ ho, tiêu đờm, sử dụng trị nhiều bệnh chứng như nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng, nôn do thai nghén, say rượu, nổi mẩn, sưng, lở ngứa...

 

caosau

 

Nếu bị ốm nghén, bạn có thể lấy nước sấu ngâm uống hoặc ăn canh sấu để giảm buồn nôn do ốm nghén, đồng thời, giúp thai nhi khỏe mạnh. Nếu tiêu hóa có vấn đề có thể lấy sấu hấp với đường làm nước giải khát uống trong ngày. Hoặc sử dụng quả sấu tươi nấu canh chua ăn. Nếu bị ho lấy khoảng 400g cùi sấu ngâm với ít muối hoặc sắc lấy nước cho chút đường đủ ngọt, uống 2 - 3 lần trong ngày. Bạn cũng có thể dùng ô mai sấu ngâm đường và gừng ngậm để chữa ho.

 

Chọn sấu và bảo quản

Với kinh nghiệm của mình, chị Ngọc Hồi (Hà Nội) chia sẻ: sấu tuy giòn ngọt, nhưng vỏ rất dễ bị thâm dập trong quá trình hái và vận chuyển. Khi chọn mua bạn nên quan sát kỹ và lựa chọn từng quả một sẽ ngon và đẹp mắt hơn. Sấu ngon là quả có lớp vỏ hơi sần. Quả to thường sẽ dày cùi hơn quả nhỏ và có vỏ láng bóng. Quả già trái bao giờ cũng giữ được lâu hơn. Quả non để lâu dễ bị ủng.

Vì quả ra trái vào mùa Thu, nhưng lại được thích ăn vào mùa hè bởi vị thanh mát, nên nhiều người thích dự trữ sấu ăn quanh năm. Để bảo quản sấu được lâu, có thể ngâm sấu với đường hoặc bảo quản trong tủ lạnh. Bạn tham khảo một vài mẹo sau:

- Sấu mua về, rửa sạch, cạo vỏ, rửa lại bằng nước sôi để nguội có nêm một chút muối vào nước. Đổ ra rổ, để thật ráo nước cho se mặt quả sấu lại rồi cho vào từng hộp nhỏ, đặt vào ngăn đá.

- Nếu ngại không muốn cạo vỏ, bạn có thể cắt cuống cho mủ chảy hết, rồi rửa sạch, bảo quản trong ngăn lạnh.

- Với sấu chín, quả sẽ không còn nhựa, nên bạn không cần cắt cuống hay cạo vỏ mà chỉ việc rửa sạch để ráo nước rồi đem bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh.

 

1

 

Bạn cần biết

Quả sấu tươi thường có vị chua, nhất là khi còn xanh nên những người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thể đa toan nên tránh dùng.

Người bị bệnh tiểu đường hạn chế ăn sấu ngâm đường, bởi ăn nhiều quá có thể khiến đường trong máu tăng.

Không nên ăn sấu khi đang đói vì nó sẽ khiến bụng cồn cào và hại dạ dày.

Top
Top