• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Mùa xuân lên núi 'học' nhuộm sợi, dệt vải

06/02/2025 16:21 GMT+7

Đến các bản làng vùng cao vào mùa xuân tận hưởng không khí, tìm cảm hứng tích cực cho một năm mới là sở thích của giới trẻ, tín đồ du lịch và cũng là đam mê của nhiều nhà thiết kế thời trang…

Mùa xuân - mùa kết nối văn hóa

Mùa xuân là mùa lễ hội và cũng là mùa của sự kết nối. Những chuyến đi lên vùng cao mang lại nguồn cảm hứng dồi dào, mới mẻ và cũng là cơ hội để các nhà thiết kế cùng đồng bào gìn giữ, phát huy văn hóa nhuộm sợi, dệt vải truyền thống. Những bộ trang phục mới, những gam màu rực rỡ cũng chính là những giá trị thủ công mỹ nghệ rất đáng để lan tỏa.

Mùa xuân lên núi 'học' nhuộm sợi, dệt vải- Ảnh 1.

Nhà thiết kế Vũ Việt Hà trong một chuyến "lên núi"

ẢNH: NVCC

Nhà thiết kế Vũ Việt Hà chia sẻ: "Nếu ai có dịp lên vùng cao vào mùa xuân, sẽ cảm nhận được không khí "thời trang" náo nhiệt, tràn đầy cảm xúc. Đây là thời gian họ dành trọn tâm huyết để may, khâu những chiếc áo mới cho chồng con bằng chính những tấm vải thổ cẩm truyền thống". Ngày thường nhiều người mặc trang phục hiện đại cho tiện dụng, nhưng vào dịp tết, họ vẫn khoác lên mình những bộ váy áo truyền thống rực rỡ sắc màu và mang đến cảm xúc đặc biệt.

Mùa xuân lên núi 'học' nhuộm sợi, dệt vải- Ảnh 2.
Mùa xuân lên núi 'học' nhuộm sợi, dệt vải- Ảnh 3.

Vẻ đẹp rực rỡ, đậm bản sắc dân tộc trên các trang phục của nhà thiết kế Vũ Việt Hà. Theo nhà thiết kế, trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng thì những sản phẩm của người thợ dệt thủ công nơi bản làng vùng cao cùng các kỹ thuật dệt truyền thống của họ chính là điều cuốn hút hàng triệu tín đồ thời trang.

ẢNH: VŨ VIỆT HÀ

Tại các phiên chợ vùng cao hay những khu du lịch như Sa Pa, Bắc Hà, Đồng Văn… những người dân tộc Mông, Dao…, xuống chợ, đem theo những sản vật địa phương, khoác trên mình những bộ trang phục sinh động, bắt mắt.

Những tấm vải mới nhuộm chàm vẫn còn phảng phất mùi đặc trưng trở thành dấu hiệu nhận biết của một mùa xuân tươi mới. Với nhà thiết kế Vũ Việt Hà, đó không chỉ là hương vải, mà còn là hương vị của văn hóa, của truyền thống dễ gây quyến luyến.

Nhà thiết kế Phạm Ngọc Anh cho biết: "Khi đồng bào vùng cao khoác lên mình những bộ trang phục tươi tắn, hòa cùng các sắc hoa thắm của núi rừng, mùa xuân dường như rực rỡ hơn, sống động hơn".

Mùa xuân lên núi 'học' nhuộm sợi, dệt vải- Ảnh 4.
Mùa xuân lên núi 'học' nhuộm sợi, dệt vải- Ảnh 5.

"Lên vùng cao, chúng tôi được học hỏi cách giữ được bản sắc, vừa đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ đương thời", nhà thiết kế Ngọc Anh nói

ẢNH: LA PHẠM

Tinh hoa nghề dệt vùng cao

Nghề dệt vải, nhuộm sợi của đồng bào vùng cao không đơn thuần là một công việc thủ công mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa. Trên mỗi tấm vải thổ cẩm là những họa tiết độc đáo, truyền tải câu chuyện về thiên nhiên, tín ngưỡng, và cuộc sống sinh hoạt của từng dân tộc.

Dịp cận tết, tại các bản làng vùng cao, bà con dân tộc tất bật dệt vải, nhuộm sợi, hoàn thiện những bộ trang phục truyền thống. Khi mùa xuân về lại là dịp họ diện những bộ cánh đẹp, mới mẻ. Lên vùng cao lúc này, các tín đồ, các nhà thiết kế thời trang được ngắm nhìn, thưởng ngoạn những bộ cánh độc đáo và còn được học hỏi tinh hoa của nghề nhuộm sợi, dệt vải thủ công đậm đặc trưng bản địa.

Mùa xuân lên núi 'học' nhuộm sợi, dệt vải- Ảnh 6.
Mùa xuân lên núi 'học' nhuộm sợi, dệt vải- Ảnh 7.
Mùa xuân lên núi 'học' nhuộm sợi, dệt vải- Ảnh 8.

Trang phục dân tộc không chỉ phản ánh nét văn hóa riêng biệt mà còn là cách để đồng bào dân tộc thể hiện niềm tự hào, lòng tri ân đối với tổ tiên, quê hương và thiên nhiên

ẢNH: HEMP OI

Chị Trần Phương Thảo (người sáng lập thương hiệu thời trang xanh Hemp Oi) nói: "Mỗi dân tộc đều sở hữu những bộ trang phục độc đáo, được thiết kế tinh xảo với họa tiết, hoa văn đa dạng và màu sắc rực rỡ, mang ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn, đặc biệt trong dịp năm mới.

Chẳng hạn, người Mông thường khoác lên mình những bộ váy áo sặc sỡ, điểm xuyết các họa tiết thêu tay tinh tế và trang sức bạc lấp lánh, tạo nên một bức tranh đầy màu sắc và sinh động. Người Thái lại ưa chuộng những bộ trang phục mang hoa văn đặc trưng, vừa gìn giữ bản sắc truyền thống vừa toát lên vẻ đẹp thanh lịch, tạo nên một không gian văn hóa đậm đà bản sắc".

Nhà thiết kế Phạm Ngọc Anh chia sẻ: "Khi làm việc cùng bà con dân tộc, học hỏi kỹ thuật nhuộm, dệt, được họ hướng dẫn nhận biết các loại lá, rễ cây nguyên liệu, chúng tôi cũng khuyến khích họ giữ những nét cổ truyền nhưng có sự cải tiến về màu sắc, họa tiết, để trang phục không chỉ là di sản mà còn có tính ứng dụng cao hơn, giúp bà con vừa bảo tồn được bản sắc vùng miền, dân tộc, tín ngưỡng, vừa nâng cao chất lượng và sự đồng đều trong từng sản phẩm".

Mùa xuân lên núi 'học' nhuộm sợi, dệt vải- Ảnh 9.
Mùa xuân lên núi 'học' nhuộm sợi, dệt vải- Ảnh 10.
Mùa xuân lên núi 'học' nhuộm sợi, dệt vải- Ảnh 11.

Theo nhà thiết kế Ngọc Anh, điều quan trọng của những chuyến đi và sự kết nối là làm sao để những giá trị văn hóa này cổ truyền vươn xa, góp mặt trên các sàn diễn thời trang quốc tế

ẢNH: LA PHẠM

"Thời trang các dân tộc tuy có nhiều điểm tương đồng trong kỹ thuật nhuộm vải, bởi họ đều sử dụng nguyên liệu từ cây cỏ đặc trưng của từng vùng, nhưng phương pháp dệt lại có sự khác biệt rõ rệt. Điều này xuất phát từ tín ngưỡng và bản sắc riêng của mỗi dân tộc.

Số lượng sợi khi dệt, kích thước khung cửi hay thậm chí từng họa tiết trên thổ cẩm cũng mang nét đặc trưng riêng, phản ánh văn hóa và tâm linh của cộng đồng đó... Tất cả tạo nên một sự kích thích vô cùng thú vị", nhà thiết kế Ngọc Anh nói thêm.

Top
Top