Theo số liệu mới đây của công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu Mintel (Anh) thì 74% người tiêu dùng làm đẹp đồng ý rằng đa phần mỹ phẩm từ các thương hiệu bình dân cũng có tác dụng như mỹ phẩm của thương hiệu cao cấp. Cũng theo đó, 42% phụ nữ trong độ tuổi 18 - 34 ít trang điểm hơn do lo ngại về sức khỏe làn da. 67% người dùng ở độ tuổi 18 -34 cho biết họ đang chú ý hơn đến thành phần so với một năm trước.
Còn theo dữ liệu khảo sát của Satista (Đức), Euromonitor (Anh) năm 2022, người tiêu dùng quan tâm và trở nên có ý thức hơn về nguồn cung ứng có đạo đức và tác động môi trường. Một phần tư số người được hỏi mong muốn nhãn sản phẩm của họ "sạch sẽ" và minh bạch.
Mỹ phẩm thực vật, nhất cử lưỡng tiện?
Mỹ phẩm thuần chay (thành phần hoàn toàn từ thực vật, không thử nghiệm trên động vật) và mỹ phẩm chiết xuất từ thực vật được xem là mỹ phẩm thực vật. Nhiều người dùng tin rằng cả hai loại này đều sẽ tốt cho sức khỏe, sắc đẹp của họ, bất luận các khái niệm, quy định chi tiết đan cài, chồng chéo. Đó là lý do, trong 5 năm qua, mức tiêu thụ của chỉ riêng mỹ phẩm thuần chay đã tăng 175% và không có dấu hiệu dừng lại cũng như ngày càng nhiều nhà sản xuất nỗ lực nâng cao thành phần thực vật trong mỗi sản phẩm.
Theo dược sĩ Nguyễn Thị Hồng Thúy hàng ngàn năm trước, khi phát kiến ra sản phẩm chăm sóc, làm đẹp thì nguyên liệu đầu tiên của con người là cỏ, cây, hoa, lá… xung quanh. Nếu kết hợp thực vật vào chế độ ăn uống tốt như nào thì dùng nó để thoa ngoài da (hoặc chiết xuất lấy thành phần làm món ăn, thức uống dưỡng nhan) cũng tốt không kém. Dưỡng chất, vitamin… trong thực vật mang nhiều tích cực cho cơ thể lại hiếm khi gây ra các tác dụng phụ ngoài mong muốn.
Ở khía cạnh khác, PETA (tổ chức bảo vệ động vật) nhận định các nhà sản xuất giàu lòng nhân ái hơn khi sản xuất mà không thử nghiệm trên động vật. Mỹ phẩm thực vật tốt cho sức khỏe, nhan sắc người dùng và cho cả động vật, môi trường. Vì vậy mà họ cũng cho rằng người tiêu dùng có nhân cách hơn khi loại sản phẩm có nguồn gốc từ động vật ra khỏi cuộc sống.
Nhận thức và mong muốn xây dựng cuộc sống xanh, theo đuổi giá trị bền vững trong thời trang, làm đẹp từ lâu đã trở thành trào lưu tích cực. Người ủng hộ, thực thi điều này mặc nhiên được sở hữu phong cách sống và văn hóa tiêu dùng văn minh, hiện đại. Họ cho rằng nhất cử lưỡng tiện.
Nhan sắc "bền", đẹp bắt đầu từ lối sống thực vật?
Kim loại nặng, bột talc, amiăng, màu và hương liệu nhân tạo cũng như các thành phần biến đổi gen đã được sử dụng trong mỹ phẩm truyền thống từ nhiều thập kỷ qua. Có tới 60% sản phẩm sử dụng trên da được hấp thụ và lắng đọng vào hệ tuần hoàn. Cho dù đó là đồ trang điểm, kem dưỡng da, kem chống nắng, chất khử mùi hay kem cạo râu.
Theo chuyên gia mỹ phẩm Đặng Thanh Phú (Abyssian Vietnam) thì nhiều người lo ngại mỹ phẩm thực vật hay thuần chay sẽ không có tác dụng tốt như các nhãn hiệu thông thường. Thực tế không hẳn vậy, trong nhiều trường hợp chúng có thể hiệu quả hơn nhờ vào thành phần siêu thực phẩm và công thức khoa học tiên tiến. Tinh dầu Abyssinian là một ví dụ.
Được chiết xuất từ cây Crambe Abyssinian (vùng Địa Trung Hải) loại tinh dầu này có kết cấu mỏng nhẹ, không nhờn dính (không gây tích tụ trên da đầu), nồng độ axit béo bão hòa cao, giàu Omega 3-6-9, vitamin A, B1, B6, C, E… Khi đưa vào mỹ phẩm nó giúp chăm sóc, thải độc cho tóc, tẩy tế bào chết cho da đầu, kích thích mọc tóc mạnh mẽ, giảm hơn 90% gãy, rụng, hạn chế ma sát khi chải lên đến 98%, nâng độ bóng cho tóc đến 4,4 lần…
Không chỉ thành phần, các hãng mỹ phẩm thực vật, thuần chay còn xây dựng các phong trào xanh (trồng cây, xử lý bao bì...) khác hướng tới mục tiêu bền vững
ABYSSIAN HAIRCARE
Chuyên gia này cũng cho rằng cách tốt nhất để chăm sóc nhan sắc là đảm bảo các thành phần có nguồn gốc từ thực vật (gồm không độc hại). Trong quá trình theo đuổi cái đẹp, điều khôn ngoan là hiểu rằng mỹ phẩm có thể là sự kết hợp phức tạp của các thành phần (nhất là các loại hóa chất). Đạt được sự hiểu biết cơ bản về danh sách thành phần trên sản phẩm giúp ích rất nhiều trong việc đưa ra quyết định sáng suốt về sản phẩm sử dụng.
Tư liệu: Peta, Australian Academy of Science, CBI - Ministry of Foreign Affairs