• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thẩm mỹ an toàn

Nếu được lựa chọn, bạn sẽ đeo niềng răng hay khay trong suốt 3D?

27/07/2023 20:00 GMT+7

Nếu câu trả lời của bạn là khay trong suốt cho việc niềng răng thì bạn không đơn độc. Các khay trong suốt đã trở nên phổ biến trong vài thập kỷ qua như một lựa chọn để làm thẳng hoặc sắp xếp lại hàm răng của bạn.

  Niềng răng trong suốt là gì?

Nếu được lựa chọn, bạn sẽ đeo niềng răng hay khay trong suốt 3D? - Ảnh 1.

Niềng răng (niềng răng tháo lắp) hiện là phương pháp chỉnh hình của Mỹ đang được ưa chuộng trên thế giới và cũng khá phổ biến ở Việt Nam

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Quang Tiến (Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn) là người đã nghiên cứu và phát triển thành công kỹ thuật niềng răng không mắc cài 3D Clear và đã ứng dụng tại Việt Nam gây nên cơn sốt niềng răng trong suốt. Ông cho biết: "Niềng răng trong suốt hay còn gọi là niềng răng không mắc cài, niềng răng bằng khay nhựa - đây chính là phương pháp sử dụng các khay trong suốt. Các khay này có thể tháo lắp được giúp di chuyển răng từng chút một cho đến khi bạn có được một nụ cười ưng ý". 

Niềng răng không mắc cài dành cho ai? 

Nếu được lựa chọn, bạn sẽ đeo niềng răng hay khay trong suốt 3D? - Ảnh 2.

Bác sĩ Ngọc Phước (Nha khoa Phan Đăng Lưu - TP.HCM) cung cấp: "Những vấn đề về răng thưa, hô, móm, sai lệch khớp cắn sẽ được Invisalign cải thiện hiệu quả, trả lại cho bạn một hàm răng đều đặn, một nụ cười tự nhiên như mong đợi mà không gây đau. Tùy theo từng tình trạng răng hàm của mỗi người, bạn sẽ mang tổng cộng từ 25 - 40 bộ khay, trong thời gian điều trị từ 1 - 2 năm. Sau mỗi 2 tuần, bạn sẽ thay khay mới một lần và mỗi lần thay khay mới như vậy, răng bạn sẽ di chuyển khoảng 0,25 mm. 

Ưu điểm của niềng răng trong suốt? 

Thẩm mỹ: Khay niềng được chế tác từ nhựa nha khoa trong suốt có màu như màu răng thật. Vì vậy, người đối diện rất khó nhận biết bạn đang trong quá trình niềng răng chỉnh nha.

Thuận tiện: Khi đeo khay niềng Invisalign, bạn có thể dễ dàng tháo lắp nên sẽ rất thuận tiện trong sinh hoạt hằng ngày như vệ sinh hay ăn uống… Đặc biệt, khách hàng ở xa hoặc đi du lịch không cần đến phòng khám, các bạn vẫn có thể tự thay niềng răng theo hướng dẫn của bác sĩ.

An toàn: Niềng răng Invisalign được chế tác từ nhựa nha khoa đã được kiểm định kĩ lưỡng nên thân thiện với cơ thể. Nhờ vậy, trong suốt quá trình niềng răng, khách hàng sẽ không gặp phải bất kì dị ứng hay phản ứng răng miệng nguy hiểm nào.

Nếu được lựa chọn, bạn sẽ đeo niềng răng hay khay trong suốt 3D? - Ảnh 3.

Niềng răng trong suốt được cải tiến cả về hình thức lẫn cơ chế tác động lực lên răng, mang lại cho người sử dụng sự tiện lợi và thoải mái trong suốt quá trình chỉnh nha. 

Sự khác nhau giữa Invisalign và Clear Aligner

Invisalign và Clear Aligner là 2 loại niềng răng không mắc cài được sử dụng phổ biến hiện nay trên toàn thế giới. Vậy 2 phương pháp niềng răng này có gì khác biệt?

Invisalign: Sau khi bạn đã lựa chọn phương pháp niềng răng Invisalign, bác sĩ sẽ lấy dấu hàm răng của bạn và gửi đến hãng Invisalign ở Mỹ. Invisalgin sử dụng phần mềm chỉnh nha Clincheck - một phần mềm công phu và phức tạp để mô phỏng kế hoạch điều trị dựa trên răng của bạn, dựa vào đó sản xuất khay. Hãng Align Technology là nơi sản xuất Invisalign đã đưa ra mức phí làm khay Invisalign tại Việt Nam ngang với các nước đang phát triển nên chi phí niềng răng Invisalign sẽ cao.

Nếu được lựa chọn, bạn sẽ đeo niềng răng hay khay trong suốt 3D? - Ảnh 4.

Tính thẩm mỹ của niềng răng trong suốt hơn hẳn các loại mắc cài thông thường

Clear Aligner: Phương pháp điều trị này tương tự với Invisalign. Tuy nhiên, quy trình sản xuất và lập kế hoạch điều trị không dựa trên máy tính mà được phác họa trên mẫu hàm và do kỹ thuật viên thực hiện. Sau khi bệnh nhân được lấy dấu hàm răng, kỹ thuật viên sẽ phác họa trên mẫu hàm vừa lấy tự đưa ra hướng di chuyển răng và làm ra khay bằng phương pháp thủ công. Do vậy, chi phí niềng răng trong suốt Clear Aligner thấp hơn so với Invisalign. Tuy nhiên, hiệu quả của Clear Aligner cũng không thua kém Invisalign.

Đẹp, giá thành rẻ với niềng răng trong suốt không mắc cài 3D Clear

Hiện nay, trong ngành nha khoa thẩm mỹ đang áp dụng công nghệ niềng răng không mắc cài Invisalign. Tuy nhiên, khay niềng răng theo công nghệ này đều phải nhập từ Mỹ nên chi phí rất cao, khoảng từ 90 triệu trở lên, vì vậy rất ít người có đủ chi phí để thực hiện. 

Nếu được lựa chọn, bạn sẽ đeo niềng răng hay khay trong suốt 3D? - Ảnh 5.

Với mỗi khay, bạn sẽ đeo 15 ngày sau đó bỏ khay cũ, thay khay mới. Tuy nhiên, so với Invisalign, 3D Clear có chi phí rẻ hơn nhiều và phù hợp với đại đa số do Việt Nam đã nhập được máy móc và tự sản xuất khay. Nếu thời gian điều trị dưới 6 tháng, chi phí 1 hàm là 8 triệu, 2 hàm là 16 triệu. Nếu răng bạn cần điều trị 6 tháng - 1 năm, chi phí khoảng 30 triệu/ 2 hàm. Từ 12 tháng đến 18 tháng, giá niềng 44 triệu cho 2 hàm. Từ 18 đến 24 tháng, giá 58 triệu và nếu từ 24 tháng đến 30 tháng, giá ở mức 72 triệu/ 2 hàm. Nguyên nhân vì vấn đề răng càng phức tạp, thời gian niềng răng càng dài thì nha sĩ sẽ tốn nhiều khay để di chuyển răng, do đó chi phí cũng tăng lên.

Thêm vào đó, công nghệ niềng răng không mắc cài 3D còn giúp bạn tiết kiệm thời gian: Mỗi lần đến bác sĩ, bạn có thể làm 8 - 10 khay và tự thay thế tại nhà, đến khám bác sĩ sau 6 tháng - 1 năm chứ không cần phải đến nha sĩ thường xuyên để siết mắc cài giống như niềng răng mắc cài kim loại, không gây trầy xước, nhiệt miệng, nhờ bề mặt trơn láng, không gây dị ứng kim loại vì vật liệu hoàn toàn bằng nhựa trong suốt.

Bác sĩ Tiến cung cấp thêm: "Trên thế giới đã có hơn 1,5 triệu bệnh nhân đang được điều trị niềng răng không mắc cài. Nhưng với phương pháp niềng răng không mắc cài 3D bạn sẽ không bị vướng víu bởi những mắc cài kim loại "án ngữ" trên hai hàm răng suốt 3 năm trời, khiến bạn không tự tin trong giao tiếp và phiền phức với chuyện ăn uống. Phương pháp này đảm bảo tính thẩm mỹ, bạn đeo niềng răng mà không ai biết bạn đang niềng răng. Nhiều trường hợp đang niềng răng mắc cài nhưng có việc đột xuất như đi du học, khách hàng sẽ chọn 3D Clear để làm máng và tự thay thế sau mỗi 15 ngày". 

Niềng răng không mắc cài 3D Clear sẽ được thực hiện bằng cách: Sau khi scan 3D dấu hàm răng, bác sĩ chuyển thành file 3D trên máy tính sau đó xử lý trên phần mềm chuyên dụng để điều chỉnh muốn ép bao nhiêu ly tùy giai đoạn. File 3D sau xử lý được in ra các mẫu hàm 3D rồi ép thành khay niềng răng bằng nhựa trong suốt. Khay này có tính đàn hồi cao giúp di chuyển răng, nén được răng theo ý muốn của bác sĩ mà không cần mắc cài.

Nhược điểm:

Theo Thạc sĩ Nguyễn Quang Tiến: "Nếu niềng răng không mắc cài 3D Clear đảm bảo thẩm mỹ, ít phải tái khám, thoải mái trong suốt quá trình niềng thì nhược điểm của nó là khả năng di chuyển trong không gian chiều dọc không tốt bằng mắc cài. Do đó, công nghệ này phù hợp nhất với các bạn có răng thưa, lệch lạc, răng móm ở mức độ nhẹ. Trong một số trường hợp sử dụng 3D Clear, vào 2 - 3 tháng cuối, nha sĩ cũng sẽ kết hợp với niềng răng mắc cài để đóng khớp hai hàm. Các ca phức tạp hơn sẽ vẫn phải sử dụng niềng răng mắc cài hay phẫu thuật hàm. Khi đã xử lý được giai đoạn phức tạp, bước vào giai đoạn đơn giản, nha sĩ sẽ dùng đến 3D Clear để giúp bạn sắp xếp răng đều lại. Ngoài ra vấn đề ăn uống cũng cần lưu ý bởi với  phương pháp niềng răng trong suốt này, bạn cần tránh sử dụng đồ ăn, thức uống ở nhiệt độ cao".

Ảnh: Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn, Nha khoa Phan Đăng Lưu 

Top
Top